Việc duy trì nguồn điện liên tục là một yêu cầu bắt buộc trên mỗi con tàu, một tình huống mất điện trong vài phút có thể dẫn đến những hậu quả xấu gây nguy hiểm cho con tàu và cả thủy thủ đoàn. Do vậy mỗi con tàu đều có trang bị các máy phát điện/ động cơ phụ trợ để duy trì nguồn điện liên tục và được theo dõi sát sao từ các kỹ sư.
Một mặt khác các kỹ sư cần phải biết những nguyên nhân dẫn đến việc giảm hiệu suất điện năng và hiệu suất của các động cơ phụ trên tàu. Sau đây là 20 nguyên nhân chính dẫn đến các hiện tượng trên.
1. Áp suất dầu quá thấp: Lý do chính dẫn đến việc này là do lỗi phát sinh ở ống bơm hoặc do độ nhớt của dầu quá thấp.
2. Thay đổi trong nhiên liệu đốt: Áp lực dầu sẽ giảm đáng kể nếu ta chuyển từ dầu HFO sang MDO/ MGO/ LSFO, và kết quả là giảm hiệu suất động cơ.
3. Rò rỉ nhiên liệu: Rò rỉ nguyên liệu sẽ dẫn đến áp suất nhiên liệu giảm xuống ở các điểm xả.
4. Nhiệt độ nhiên liệu: Nếu nhiệt độ nhiên liệu quá cao (>60oC) thì độ nhớt của dầu sẽ giảm, làm cho áp suất dẫn dầu giảm.
5. Khác biệt áp suất đốt: Khi xuất hiện sự khác biệt quá lớn của áp suất đốt giữa các xy lanh sẽ làm giảm hiệu suất động cơ.
6. Tấm lọc dầu: Khi tấm lọc dầu bị bẩn hoặc bị chặn sẽ dẫn đến việc áp suất dẫn dầu giảm.
7. Lắp ráp van sai phương pháp: Nếu khe nối các van lớn hơn nhiều so với quy định thì hỗn hợp khí đốt sẽ bị rò rỉ ra ngoài và làm giảm hiệu năng của máy.
8. Van xả bị hỏng: Trong trường hợp van xả bị hư hoặc không được cố định kỹ lưỡng sẽ có hiện tượng rò rỉ, chính điều này sẽ làm tăng nhiệt độ khí thải và làm giảm hiệu suất động cơ.
9. Đối áp thoát khí cao: Khi có vết nứt trong ống thoát khí hoặc bộ tiêu thanh đường ống bị lỗi, sẽ dẫn đến áp lực thải khí ga cao và tăng nhiệt độ xả khí ở tất cả các bộ phận.
10. Đường dẫn khí bị nhiễm bẩn: Khi ống nạp khí thải bị nhiễm bẩn sẽ cản trở quá trình lưu thông làm tăng nhiệt độ khí thải.
(Theo Marine Insight)