Quá trình đóng gói ngoài tác dụng bảo quản thực phẩm, còn giúp định lượng sản phẩm. Vì vậy các máy đóng gói cơ bản phải có chức năng này.
Để định lượng, máy đóng gói phải có “thời gian trễ” nhất định. Dựa vào đặc điểm này, máy đóng gói được phân làm hai loại như sau
Loại 1: Máy đóng gói hoạt động theo nhịp Ở phương pháp này máy hoạt động theo nhịp sản xuất được tạo bởi ly hợp hay cơ cấu Man. Vì làm việc theo nhịp, lực căng của cuộn bao gói sẽ thay đối liên tục do đó cần có cơ cấu điều hòa lực căng để máy hoạt động chính xác.
Ưu điểm của dạng thiết kế này là hệ thống điều khiển đơn giản, mỗi khi cảm biến quang phát hiện thấy vạch định vị thì bộ phận điều khiển phát lệnh cấp liệu và hàn (hàn dọc bao và hàn hai đầu bao đều bằng thanh kẹp, không dùng con lăn) do đó không cần hệ thống bù vi sai, hoạt động chính xác hơn. Nhược điểm lớn nhất của loại này là năng suất không cao do có những khoảng thời gian chờ giữa các động tác của các cơ cấu do ảnh hưởng của quán tính.
Loại 2: Máy đóng gói hoạt động liên tục Đây là phương án được dùng phổ biến vì cho năng suất cao. Đặc điểm của hệ thống loại này là luôn luôn xuất hiện sai số ở vị tri cắt giữa các gói, sai số này xuất hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó hai nguyên nhân chủ yếu là sai số hệ thống của máy và sai số ngẫu nhiên ở khoảng cách của hai vạch liên tiếp trên bao gói (do sự biến dạng nhiệt hoặc do in sai vị trí).
Do đó hệ thống này đòi hỏi phải có cơ cấu bù trừ sai số này, cơ cấu này sẽ hoạt động liên tục làm cho sai số dao động trong một phạm vi cho phép. Ngoài ra ta cũng có thể bù trừ sai số này bằng giải thuật điều khiển.
(Nguồn: imfvietnam.com)