Hệ thống giám sát và chẩn đoán dựa trên xung nhịp – MDS (Mornitoring and Dagnostic system) Một hệ thống truyền động hay hệ thống đẩy có các bộ phận và lò xo phân bố vị trí sẽ tạo ra một số dao động riêng tương ứng với từng lò xo.
Ví dụ: một hệ thống đơn giản gồm hai chi tiết được nối với nhau bằng một lò xo, sẽ tạo ra một tần số riêng và kết quả sinh ra một dao động với biên độ bằng biên độ của cả hai chi tiết. Như vậy 100 chi tiết cùng 99 lò xo được nối với nhau sẽ tạo ra 99 dao động riêng.
Bằng cách sử dụng một hệ thống giám sát và chuẩn đoán dựa trên xung nhịp, các kỹ thuật viên có thể dễ dàng thu thập thông tin chính xác về những rung động bình thường và không bình thường trong một khu vực nhất định của bộ phận truyền động. Cách làm này có thể ảnh hưởng nhất định đến việc vận hành của hệ truyền động.
Lắp đặt hệ thống khớp nối linh hoạt (flexible coupling) trong một hệ truyền động trực tiếp bên trong động cơ điện để cô lập đường trục, không bị tác động từ động cơ
Tùy thuộc vào sự phân bố các chi tiết và giá trị biên độ dao động của chúng, có thể đưa ra những biện pháp can thiệp đúng đắn. Ví dụ: biên độ dao động lớn do mức tải lớn tại vị trí khớp nối bánh răng hoặc bệ máy. Nếu có được nhiều thông tin về biên độ hoặc nguồn rung động nhất định, thì có thể thiết lập được thông số vận hành khác nhau. Kết quả là có thể tránh được hư hỏng hoặc hoạt động sai, từ đó kéo dài tuổi thọ hoặc khả năng vận hành của hệ thống. Các phiên bản hệ thống giám sát và chẩn đoán dựa trên xung nhịp “thân thiện với môi trường” mới nhất có khả năng tự phân tích và được kết nối với hệ thống mạng dữ liệu tích hợp trên con tàu. Ngoài ra còn có thể truyền dữ liệu về trạng thái rung động từ xa trên toàn thế giới và bất kỳ thời gian nào. Lợi ích của hệ thống này là nguồn thu thập thông tin nhằm giúp các kỹ sư đưa ra những biện pháp sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời.
Hệ thống chống rung động VDMR được lắp đặt trong điều kiện tải trọng và tần số khác nhau trên hệ thống thử nghiệm
Điều chỉnh tín hiệu dao động theo hướng có lợi Có hai phương án nhằm tác động tới tín hiệu dao động – Điểu chỉnh: chuyển dịch tần số dao động tự nhiên – Cưỡng bức: giảm biên độ dao động
Để hiểu rõ hơn cách thức tác động đến tín hiệu dao động, cần phải sử dụng mô hình lý thuyết tốt hoặc công cụ có sự trợ giúp của máy tính. Điều kiện tiên quyết là phải tìm ra những đặc điểm động lực học với những minh chứng cụ thể, bằng cách tiến hành các hoạt động thử nghiệm trên thực tế. Điều kiện này là cần thiết đối với các khớp nối động và cơ cấu chống rung.
Về nguyên tắc, một động cơ chuyển động tịnh tiến là một nguồn rung động, vì có các chu kỳ đốt trong/chu kỳ nén. Khi động cơ hoạt động, lực và mô men rung động với dải tần số khác nhau, truyền rung động lên động cơ và những máy móc được kết nối vào động cơ hoặc các thiết bị gần hệ thống này.
Khi vận hành bình thường, những rung động này cân bằng, tuy nhiên cũng sẽ tạo ra vận tốc giới hạn tối đa. Trong điều kiện động cơ hoạt động mất cân bằng có thể là nguồn rung động chính. Tùy thuộc vào từng loại rung động/ trạng thái tự do, sẽ xuất hiện những tần số dao động tự nhiên khác nhau/ tần số cộng hưởng.
Mục tiêu và chiến lược phát triển của Công ty Vulkan với vai trò là nhà cung cấp khớp nối có các chủng loại đa dạng, kết hợp kiến thức cơ sở về rung động do động cơ sinh ra cùng tải rung động sinh ra trong một hệ thống đẩy hoặc những máy móc được kết nối với hệ thống, nhằm đạt được mức rung động thấp và thân thiện với môi trường.
(Theo Vulkan)