Bình tích áp là cơ cấu dùng trong các hệ truyền dẫn thủy lực để điều hòa năng lượng thông qua áp suất và lưu lượng của chất lỏng làm việc. Các chức năng cơ bản của bình tích áp đó là: ổn định áp suất hệ thủy lực, bảo vệ máy bơm khỏi các sự cố, tăng tuổi thọ máy bơm, giảm xuất hiện va đập thủy lực khi ngắt tải.
Bình tích (trữ) áp thường gặp hai loại chính với tính năng như sau: – Tích lưu lượng dư trong chu trình hoạt động của máy để sử dụng trong mục đích khác. Loại này có kết cấu dạng túi cao su chứa trong vỏ bình thép (bladder) hoặc ống trụ (piston). Nó hay sử dụng trong các máy ép nhựa, đột dập kim loại, máy ép gạch…
– Tích áp suất: Loại này thường có kết cấu kiểu màng trong vỏ cầu kim loại và hay sử dụng trong các cơ cấu kẹp giữ, phanh hoặc bổ sung rò rỉ dầu.
Kết cấu nói chung của bình tích áp bao gồm vỏ bình bằng thép chịu được áp suất cao. Bên trong bình được ngăn cách làm hai phần: một phần được liên thông với cửa dầu thủy lực vào/ra. Một phần được nạp đầy khí Ni-tơ với một áp suất nhất định và được bịt kín. Một lượng dầu thủy lực sẽ được dẫn vào trong vỏ bình qua cửa dầu và sẽ ép (nén) khí Ni-tơ trong bình lại tới một áp suất giới hạn. Khi hệ thống thủy lực có nhu cầu về lưu lượng hoặc áp suất (nhỏ hơn lưu lượng/áp suất đã được tích ở trong bình), nó có thể lấy ra từ bình tích áp. Như vậy, để cho chính xác nhất phải gọi là bình tích năng (Năng = Năng lượng = Áp suất x Lưu lượng)
Hình vẽ trên đây mô tả quá trình nạp và xả dầu thủy lực của bình tích năng (hàng trên là bình tích kiểu túi; hàng dưới là bình tích kiểu piston)
Nguyên lý hoạt động của bình tích năng dạng túi
Kết cấu bình tích dạng túi: 1- Valve nạp khí, 2- Vỏ bình, 3- Túi cao su, 4- Valve nấm chống trào ngược (túi cao su), 5- Cổ bình (nối với đường dầu)
Bình tích để bù áp suất
Bình tích áp làm nguồn dự phòng khi nguồn cấp chính bị sự cố
Bình tích áp để giảm “sốc” do áp suất thủy lực
Bình tích áp làm ổn định áp suất làm việc
Các công dụng nổi bật của bình tích áp thủy lực – Tích năng lượng thủy lực – Là nguồn cấp và đảm bảo hoạt động hệ thủy lực khi có sự cố – Tạo sự cân bằng giữa lực sinh ra và tải trọng của hệ – Bổ sung rò rỉ – Bổ sung lưu lượng chất lỏng làm việc (trường hợp máy bơm hoạt động thấp hơn tiêu chuẩn) – Giảm lượng bọt tạo ra bởi máy bơm – Ngăn ngừa va chạm thủy lực – Giảm rung xóc – Tăng tuổi thọ máy bơm
(Nguồn: blogthuyluc.blogspot.com)