Đài Loan – Công nghệ mới sẽ thống trị ngành sản xuất sản phẩm điện tử

Tháng Tám 20 15:16 2021

Hội thảo trực tuyến “Đài Loan: Công nghệ mới sẽ thống trị ngành sản xuất sản phẩm điện tử” vừa diễn ra vào ngày 13/8/2021 nhằm chia sẻ các giải pháp thông minh đến các doanh nghiệp Việt Nam. 

Việt Nam là một trong những khu vực sản xuất sản phẩm điện tử quan trọng của thế giới. Việt Nam cũng là một trong số ít nền kinh tế châu Á tăng trưởng và thu hút đầu tư nước ngoài mới trong năm ngoái bất chấp đại dịch.

Tuy nhiên, do đại dịch nghiêm trọng, Việt Nam đã bắt đầu các biện pháp nghiêm ngặt về giãn cách xã hội từ ngày 2 tháng 8 với mô hình “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất. Những yêu cầu hạn chế này đã ảnh hưởng đến khả năng đi làm của người lao động, dẫn đến giảm năng lực và hiệu quả sản xuất. Tự động hóa, quản lý từ xa và chuyển đổi kỹ thuật số trong nâng cấp sản xuất bắt đầu thu hút sự chú ý của các chủ nhà máy ở Việt Nam. Thế nhưng, nhiều người trong số họ đang lúng túng không biết phải làm thế nào để thích ứng và cải tiến trong giai đoạn này.

Đài Loan là một trong top 5 nhà cung cấp máy công cụ hàng đầu thế giới và đã hỗ trợ nhiều nhà sản xuất nổi tiếng chuyển đổi sang sản xuất thông minh. Đài Loan cũng là nhà cung cấp máy móc thông minh quan trọng cho Việt Nam.

Các diễn giả đến từ Công ty HIWIN, iAmech và Delta Electronics (Việt Nam)

Trong buổi hội thảo trực tuyến lần này, 6 diễn giả đến từ các nhà sản xuất máy móc hàng đầu tại Đài Loan đã chia sẻ các giải pháp sản xuất thông minh mới nhất của họ, hy vọng sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất Việt Nam quyết định nơi họ nên đầu tư kinh phí vào các công nghệ mới, chẳng hạn như robot, giám sát thời gian thực, quản lý dữ liệu, điều khiển kiểm soát từ xa, IIOT, hệ thống kho thông minh, v.v.

Các diễn giả đến từ Tập đoàn FFG, Công ty Chin Fong và TOYO

Mở đầu buổi hội thảo là ông Miro Lin, Tổng Giám Đốc Tập đoàn Fair Friend (FFG) chia sẻ về sản xuất thông minh và cơ hội trong tương lai. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của máy móc thông minh trong sản xuất theo mô hình công nghiệp 4.0 cũng như vai trò của công nghệ 5G đối với ngành công nghiệp điện tử và sự thay đổi của các nhà máy tương lai. 

Máy móc thông minh giữ vai trò mấu chốt trong công nghiệp 4.0

Tiếp nối buổi thảo là ông Jiro Wang, Giám đốc kế toán từ Công ty Chin Fong giới thiệu về hệ thống tạo hình thông minh iForming. Hệ thống iForming sẽ giúp các nhà sản xuất quản lý từ xa một cách hiệu quả và tiết kiệm nhân lực. Đặc biệt đây là một giải pháp hết sức cần thiết khi các doanh nghiệp phải quản lý các quy trình sản xuất từ xa khi thực hiện các quy định giãn cách nghiêm ngặt.

Hệ thống iForming giúp các cơ sở sản xuất quản lý từ xa hiệu quả

Để đưa sản xuất của doanh nghiệp lên cấp độ cao hơn với các giải pháp sản xuất thông minh hơn, ông Stanley Yeh, Phó tổng giám đốc Công ty Toyo đưa ra cách sản phẩm Toyo được ứng dụng vào các ngành sản xuất thông minh và chia sẻ một số ứng dụng. Trong đó nổi bật là sản phẩm EtherCat dùng để tích hợp dữ liệu khác nhau có thể đo lường và giám sát tất cả các điều kiện. Từ đó đưa ra dự đoán trên thông tin lịch sử sản xuất và mức độ liên quan của dữ liệu để tạo nên thiết bị phát hiện Covid-19 RT-PCR được tối ưu hoá cung cấp kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.

Sản phẩm EtherCat được sử dụng trong thiết bị xét nghiệm Covid-19 RT-PCR

Kế tiếp là Giám đốc Công ty HIWIN – Ông Simon Liao chia sẻ về các trường hợp ứng dụng thành công giải pháp tổng thể KK, Robot đa trục, Bộ motor kết hợp hộp giảm tốc của HIWIN  trong dây truyền tự động của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử. Bên cạnh đó, Bà Flora Huang – Trợ lý điều hành từ công ty iAmech đưa ra Giải pháp Instralogistics để tối ưu hoá quy trình làm việc bằng tự động hoá. iAmech cho rằng “Việt Nam là thị trường tự động hoá tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á”. Vì vậy công ty mong muốn có thể cung cấp giải pháp tuỳ chỉnh cho nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là Việt Nam. Các dòng sản phẩm của iAmech có thế tối ưu hoá toán bộ chuỗi logistics từ quá trình cất trữ, xử lý và phận loại vật liệu để tăng tốc độ và hiệu quả trong quá trình lưu kho.

Giải pháp KK của HIWIN

Cuối cùng là phần chia sẻ của Giám đốc dự án từ Công ty TNHH Delta Electronics (Việt Nam) – ông Ernet Pan về nhà máy thông minh – Ứng dụng IIOT cho doanh nghiệp vừa và nhỏ SME. Theo ông, điểm mấu chốt của sản xuất thông minh là tập trung vào mạng móc IoT để thu thập các thông tin cần thiết từ phía sản xuất. Ông giải thích về các quy trình cụ thể của giải pháp DLETA IIoT có thể giúp cho các doanh nghiệp cập nhật nội dung quản lý của mình thông qua thu thập dữ liệu để đưa có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.

Các quy trình cụ thể của giải pháp DLETA IIoT

Ngoài ra, các diễn giả sẽ chia sẻ ý kiến của họ về cách các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chuyển đổi sang sản xuất thông minh từng bước như thế nào.

Các dòng sản phẩm tối ưu hoá toán bộ chuỗi logistics của iAmech 

Hội thảo trực tuyến được tổ chức bởi Cục Ngoại thương, Đài Loan do Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) và Trung tâm Phát triển & Nghiên cứu Độ Chính xác của Máy Móc thực hiện. Đồng tổ chức bởi Trung tâm Thương mại Thế giới, WTC Thành phố mới Bình Dương.

Quý vị có thể xem lại buổi hội thảo tại video dưới đây

 

(Thông tin và hình ảnh được cung cấp bởi TAITRA Việt Nam)

Lưu ý: Để xem và khai thác hiệu quả nội dung của video clip nói trên (từ Youtube/ một dịch vụ của Google), Quý vị có thể thực hiện các bước sau:
1. Nếu tốc độ internet nhanh, có thể mở chế độ xem toàn màn hình bằng cách nhấn vào khung [ ] tại góc phải (phía dưới của màn hình)
2. Chọn chế độ hình ảnh tốt nhất của đoạn video, hãy click vào hình bánh xe răng cưa và chọn chất lượng cao hơn (hoặc HD) theo ý muốn
3. Để hiển thị nội dung phụ đề, nhấn vào nút biểu tượng phụ đề[cc]. Một số video không có chức năng này sẽ không thể hiện biểu tượng.

Bình luận hay chia sẻ thông tin