Thị trường năng lượng mặt trời (PV – photovoltaics) ở Châu Phi đang trên đà phát triển – và còn nhiều tiềm năng đang chờ được khai thác. Vào năm 2022, mức tăng trưởng quang năng của lục địa này là 949 megawatt (MW) – gần đạt mốc gigawatt (GW). Công suất lưu trữ hiện ở mức 10 GW. Nhiều quốc gia Châu Phi đang tiến hành cải cách thị trường để thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo vốn bị đình trệ trong đại dịch COVID-19. Số lượng gói thầu các dự án sản xuất điện mặt trời cũng ngày càng gia tăng.
Một hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Châu Phi.
Các giải pháp quản lý lưới điện và hợp đồng mua bán điện đang ngày càng tăng cao Thị trường sản xuất năng lượng mặt trời tại Châu Phi không đồng nhất giữa các ứng dụng và các mô hình kinh doanh. Các giải pháp cho hệ thống năng lượng mặt trời không nối lưới điện được đặt ra ở nhiều khu vực, trong khi hợp đồng mua bán điện – PPA (power purchase agreements) đang ngày càng trở nên phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp và thương mại nhằm đảm bảo nguồn cung cấp điện.
Các dự án năng lượng mặt trời kêu gọi đấu thầu nhằm thúc đẩy thị trường Việc đấu thầu giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ tiếp cận với thị trường năng lượng mặt trời còn non trẻ của lục địa Châu Phi và cho phép vốn tư nhân được đưa vào việc triển khai quang năng. Các gói thầu giúp đảm bảo khung pháp được lý rõ ràng và thúc đẩy sự cạnh tranh tự do. Đấu thầu theo dự án, quy mô nhỏ giúp cho việc triển khai các dự án quang năng trở nên dễ dàng tại các thị trường – vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu triển khai xây dựng các nhà máy điện mặt trời.
Đã có những dự án kêu gọi đấu thầu thành công, đó là các dự án có quy mô lớn tại các thị trường năng lượng mặt trời phát triển như: Morocco, Tunisia và Nam Phi.
Morocco: Năm 2010, chính phủ Morocco đã công bố dự án kêu gọi đấu thầu – một dự án năng lượng mặt trời có công suất 160 MW. Lời mời đấu thầu theo chương trình Noor PV 1 vào năm 2015, được gia hạn hai lần trong những năm tiếp theo, chủ yếu là quang điện, hay chính xác là công nghệ điện năng lượng mặt trời tập trung – CSP (concentrating solar power) (*), kết hợp với hệ thống lưu trữ điện. Gói thầu Noor Midelt III được công bố vào tháng 8.2023, cung cấp quang năng với công suất 400 MW và công suất lưu trữ 400 MWh . (*) Công nghệ điện năng lượng mặt trời tập trung – CSP: tạo ra năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng gương hoặc thấu kính để tập trung một diện tích lớn ánh sáng mặt trời vào máy thu. Điện được tạo ra khi ánh sáng tập trung được chuyển đổi thành nhiệt, điều khiển động cơ nhiệt kết nối với máy phát điện hoặc cung cấp phản ứng nhiệt hóa.
Nam Phi: Từ năm 2011, chính phủ thường xuyên gọi đấu thầu các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió theo Chương trình Nhà sản xuất độc lập Năng lượng tái tạo – REIPPPP (Renewable Energy Independent Power Producer Procurement Programme). Cuộc đấu thầu lần thứ sáu vào tháng 12.2022, nhà đầu tư đã ký kết hợp đồng cung cấp điện với công suất 860 MW. Vào tháng 3.2023, chính phủ Nam Phi đã phát hành gói thầu hệ thống quang năng nổi lắp đặt trên các công trình đập nước.
Tunisia: Gói thầu 70 MW điện đầu tiên được công bố vào năm 2018, tiếp theo là gói thầu bổ sung 70 MW và gói thầu 500 MW vào năm 2019. Năm 2023, chính phủ Tunisia đã phát hành gói thầu 1 GW cho 10 dự án.
Algeria: Năm 2023, Algeria đã triển khai hai gói thầu năng lượng mặt trời với công suất 2 GW và 1 GW.
Madagascar: Vào tháng 7.2023, chính phủ tổ chức đấu thầu hai nhà máy quang điện – PV với công suất 210 MW.
Eritrea: Vào tháng 8.2023, Bộ Năng lượng và Khai thác Quặng mỏ (Ministry of Energy and Mines) đã công bố gói thầu 30 MW.
Các gói thầu khác tại Kenya, Botswana, Cape Verde, Bờ Biển Ngà, Eswatini, Mauritius, Ghana và Namibia.
Những thách thức trong đấu thầu Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong đấu thầu dự án năng lượng mặt trời, nhưng Châu Phi vẫn phải đối mặt với một số thách thức. Ngay cả ở những thị trường lâu đời như Nam Phi, các dự án quang năng đấu thầu gần đây cũng gặp phải một số vấn đề. Do những thiếu sót về mặt pháp lý và vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi đại dịch COVID-19 làm trì hoãn việc triển khai dự án. Ví dụ, chương trình Noor PV II (tại Morocco), các gói thầu thậm chí còn chưa được đăng ký.
Những sai sót về cơ cấu Ở các nước Châu Phi, sự phát triển thị trường tự do thông qua đấu thầu tiếp tục bị cản trở bởi những sai sót về cơ cấu. Ở nhiều nơi, các công ty năng lượng nhà nước – vốn thiếu thanh khoản – chịu trách nhiệm hoạch định năng lực sản xuất và phát triển các nhà máy điện. Tham nhũng, thiếu minh bạch và kém hiệu quả đều là những vấn đề lớn. Ví dụ, giải pháp của Morocco là thành lập Cơ quan Năng lượng bền vững Morocco – MASEN (Moroccan Agency for Sustainable Energy) đóng vai trò trung gian, quản lý các đề nghị và xử lý toàn bộ quá trình đấu thầu cho các nhà đầu tư tư nhân.
Giờ đây, khi gánh nặng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đã không còn, nhiều quốc gia đang tìm các biện pháp khuyến khích đầu tư trong ngành năng lượng tái tạo. Ai Cập và Tunisia có kế hoạch hạn chế trợ cấp cho các hãng vận chuyển năng lượng hóa thạch. Một thách thức khác đối với các dự án năng lượng mặt trời ở Châu Phi là thiếu công nghệ kỹ thuật và nhân công có trình độ tay nghề cao.
Để xem các tin bài khác về “Năng lượng mặt trời”, hãy nhấn vào đây.
(Nguồn: Intersolar)