CHLB ĐỨC – Một kỷ nguyên mới cho ngành năng lượng mặt trời ở Đông Âu: Theo hiệp hội công nghiệp năng lượng mặt trời châu Âu (European industry association SolarPower Europe), Ba Lan và Hungary nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu trong bảng xếp hạng năng lượng mặt trời của châu Âu và vào năm 2023 cộng hòa Séc, Bulgaria và Romania đã đạt mốc 1 gigawatt quang điện (PV- photovoltaics) hàng năm. Sự phát triển này có thể thấy rõ tại hội chợ Intersolar Europe nằm 2023 hàng đầu thế giới về ngành năng lượng mặt trời – chủ đề “The smarter E Europe”: Hơn 10% khách thăm thương mại từ 30 quốc gia hàng đầu đến từ Đông Âu.
Năm 2024, ban tổ chức một lần nữa mong đợi lượng lớn du khách đến từ khu vực này. Tại hội chợ Intersolar Europe, khách thăm thương mại có cơ hội tìm hiểu thêm về các mô hình kinh doanh mới nhất và các yêu cầu nhằm triển khai nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo. Sự kiện cung cấp nhiều loại công nghệ, sản phẩm và giải pháp trong ngành. Tại hội chợ Intersolar Europe, sẽ diễn ra hội nghị Intersolar Europe Conference, trước một ngày hội chợ bắt đầu và cung cấp những kiến thức chuyên môn về các chủ đề nổi bật của ngành, các phương pháp được quan tâm nhất và thị trường riêng lẻ (individual markets). Hội chợ Intersolar Europe đã diễn ra từ ngày 19 đến ngày 21/6/2024 với chủ đề The smarter E Europe, liên minh các công ty trưng bày hàng đầu lục địa trong ngành công nghiệp năng lượng, tại thành phố Munich (CHLB Đức). Sự kiện này được tổ chức kết hợp bởi ba hội chợ là: ees Europe, Power2Drive Europe và EM-Power Europe.
Những doanh nghiệp tổ chức hội chợ The smarter E Europe kỳ vọng lượng du khách từ Đông Âu sẽ tăng trở lại vào năm 2024
Theo hiệp hội European industry association SolarPower Europe, Ba Lan là một trong 10 quốc gia hàng đầu châu Âu về việc triển khai quang điện (PV) từ năm 2016. Hungary đã gia nhập danh sách sau khi bổ sung thêm 1,6 gigawatt (GW) công suất PV vào năm 2023, tăng 45% so với năm 2022. Đây là năm mà ngành năng lượng mặt trời thành công nhất từ trước đến nay của Hungary.
Bulgaria, Romania và Cộng hòa Séc cũng đã vượt mốc 1 gigawatt vào năm 2023. Vào những ngày nắng, năng lượng mặt trời chiếm 41% nguồn cung cấp điện của Bulgaria vào năm 2023. Nước này có thời gian nắng trung bình từ 2.000 đến 2.600 giờ mỗi năm. Romania đạt mức tăng trưởng 308% so với năm 2022, triển khai hơn 1 GW công suất mới. Sau 13 năm, cộng hòa Séc hiện đang trở lại giai đoạn thị trường gigawatt với sự bùng nổ năng lượng mặt trời mới. Theo hiệp hội năng lượng mặt trời cộng hòa Séc (Czech solar association), 82.799 hệ thống năng lượng mặt trời mới đã được lắp đặt vào năm 2023. Đó là nhiều hơn 49.039 so với năm 2022. Tổng sản lượng điện mặt trời của cả nước tăng đáng kể, chính xác là 970 megawatt (MW).
Sự bùng nổ của quang điện ở Đông Âu được thúc đẩy bởi mong muốn độc lập hơn về năng lượng và cam kết về các mục tiêu về môi trường và khí hậu. Các động lực chính khác là hiệu quả chi phí, tiến bộ công nghệ và chính sách trợ cấp.
Các dự án lớn ở Đông Âu tiếp tục phát triển Từ những cuộc thảo luận ban đầu đến kết nối lưới điện chỉ trong sáu tháng: Vào tháng 11/2023, liên doanh Iqony Solar Energy Solutions (SENS) và LSG đã triển khai một dự án trang trại năng lượng mặt trời mới ở vùng Sényő, Hungary. Với hơn 95.000 mô-đun năng lượng mặt trời, trang trại năng lượng mặt trời dự kiến sẽ tiết kiệm gần 40.000 tấn CO2 mỗi năm. Dự án này là một phần trong kế hoạch phát triển lớn hơn, trong đó Hungary bắt đầu dựa nhiều hơn vào năng lượng tái tạo kể từ năm 2020 để tăng cường sự độc lập về năng lượng. Chính phủ Hungary đang hỗ trợ quá trình chuyển đổi này với khoản tài trợ 433 triệu euro kể từ tháng 5/2023, thúc đẩy việc triển khai công suất quang điện và linh hoạt hóa lưới điện.
Ngoài ra, liên doanh SENS đã bảo đảm một dự án tại Ba Lan để phát triển hệ thống quang điện với công suất lắp đặt lên đến 1 gigawatt (GW). Các hợp đồng đã được ký kết cho bốn dự án đầu tiên (công suất 355 MW) trong hệ thống này. Bốn trang trại năng lượng mặt trời sẽ được xây dựng tại khu vực Wrocław và ở phía đông đất nước. Nhà máy điện mặt trời lớn nhất hiện có công suất 204 MW và nằm ở khu vực Zwartowo, phía tây thành phố Gdańsk (Ba Lan). Năm 2024, nhà máy sẽ được mở rộng thêm 86 MW. Tại Bulgaria, việc triển khai năng lượng mặt trời cũng đang thu hút sự chú ý: Trong nửa cuối năm 2023, công ty Jinko Solar đã cung cấp 220.000 mô-đun hai mặt (bifacial modules) (1) cho nhà máy điện mặt trời Verila. Với công suất 132 MW, đây là dự án PV lớn nhất của đất nước.
(1) Các mô-đun mặt đơn sử dụng tấm nền mờ đục, trong khi các mô-đun hai mặt thường kết hợp tấm nền trong suốt hoặc mờ đục hoặc thiết kế kính kép. Vì chúng thu được ánh sáng mặt trời ở cả hai mặt, các mô-đun hai mặt có thể tạo ra nhiều năng lượng hơn (năng suất tốt hơn).
Hội chợ Intersolar Europe: nhiều khách thăm đến từ Đông Âu Động lực này ở thị trường Đông Âu có thể thấy rõ tại hội chợ Intersolar Europe và các hội chợ liên kết: Năm 2023, tại hội chợ chủ đề “The smarter E Europe” có hơn 10% khách thăm thương mại từ 30 quốc gia hàng đầu đến từ Đông Âu – tăng 50% so với năm 2022. Đối với sự kiện ở thành phố Munich từ ngày 19 đến ngày 21/6/2024, ban tổ chức đã mong đợi một lượng khách thăm khác từ khu vực này sẽ tăng vọt. Tại hội chợ hàng đầu thế giới về ngành năng lượng mặt trời, khách thăm có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm, giải pháp và mô hình kinh doanh mới nhất cũng như các yêu cầu để triển khai nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo. Diễn đàn Intersolar Forum tại hall A3 (booth A3.150), khách thăm thương mại có thể tham dự các buổi thuyết trình về các chủ đề hiện tại của ngành – từ các nhà máy quang điện quy mô lớn và công nghệ năng lượng mặt trời tiên tiến đến quang điện nông nghiệp. Hội nghị Intersolar Europe Conference, bắt đầu một ngày trước buổi triển lãm (18/6/2024), cũng cung cấp nhiều nội dung. Các chuyên gia sẽ thảo luận về các chủ đề như hợp đồng mua bán điện (PPA – power purchase agreements), mô hình tài chính và nhà máy điện mặt trời lai. Họ cũng sẽ cung cấp những thông tin về các thị trường khác nhau, ví dụ như báo cáo Global Market Outlook hàng năng do hiệp hội SolarPower Europe cung cấp.
Để xem các tin bài khác về “Năng lượng mặt trời”, hãy nhấn vào đây.
Nguồn: Intersolar