Cơ quan năng lượng quốc tế IEA dự tính tổng kinh phí đầu tư cho năng lượng sạch của cả thế giới tính đến năm 2020 sẽ đạt 1,6 nghìn tỷ USD mặc dù việc mở rộng và phát triển năng lượng tái tạo còn chậm.
Kinh phí sản xuất điện từ gió, bức xạ mặt trời và sinh khối trung bình sẽ giảm còn 230 tỷ USD vào năm 2020 so với 250 tỷ USD/ năm như hiện nay do chi phí công nghệ giảm, kết quả tính được dựa trên báo cáo của 29 quốc gia về năng lượng tái tạo.
Năng lượng sạch sẽ cung cấp 26% lượng điện trên toàn thế giới vào cuối thập kỷ này so với 22% như hiện tại. Việc mở rộng sẽ chậm lại trong 5 năm tiếp theo trừ khi các nhà lập pháp tạo điều kiện rõ ràng cho việc đầu tư, theo IEA.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo thị trường năng lượng tái tạo, một thách thức trong việc triển khai năng lượng tái tạo hiện nay đó là chính sách phát triển không rõ ràng, chắc chắn. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư không thể kiểm soát được các chương trình ưu đãi, những thay đổi đột ngột khiến cho chi phí tài chính tăng cao sẽ dẫn đến phá sản.
Điển hình như hạn chế tại Trung Quốc, đây là nơi có lượng khí thải CO2 nhiều nhất và cũng là thị trường năng lượng mặt trời lớn nhất, tuy nhiên tại đây lại thiếu kinh phí đầu tư vào mạng lưới điện cũng như cũng như các nguồn tài trợ vốn, theo IEA. Việc thiết lập mạng lưới điện liên kết toàn châu Âu sẽ giúp giảm đi số lượng các nhà máy điện, tuy nhiên các nhà đầu tư tại châu Âu phải đối mặt với sự không chắc chắn về chính sách trong thời gian sau năm 2020.
Tăng trưởng chậm hơn đồng nghĩa với việc không đủ năng lượng tái tạo để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, theo IEA. Các nhà lãnh đạo lo lắng về chi phí đầu tư năng lượng tái tạo nên họ khá cân nhắc trong việc phát triển chúng. “Năng lượng tái tạo rất cần thiết trong việc bảo vệ năng lượng, nhiều loại năng lượng tái tạo hiện nay không đòi hỏi quá nhiều điều kiện ưu đãi, điều quan trọng là phải được lợi nhuận hợp lý”, dẫn lời giám đốc điều hành IEA Maria van der Hoeven.
(Theo Renewable Energy World)