Áp lực về thời gian trong sản xuất ngày càng cao của Renault Truck đã làm phát sinh nhu cầu thực thi dây chuyền máy ép thủy lực, gia công các chi tiết cho các model xe tải ở công ty.
Mẫu xe tải của Renault Truck
Với sự ban hành tiêu chuẩn khí xả Euro cho 6 loại xe tải vào ngày 1.1.2014, mức khí xả oxide nitrogene cho xe tải đến 3,5 tấn sẽ bị cắt giảm khoảng 80%. Tiêu chuẩn này có tác động sâu rộng đến các nhà chế tạo xe tải.
Một trong số họ, Renault Truck, đang sử dụng phần tiêu chuẩn sửa đổi sắp tới này để chỉnh sửa toàn diện ứng dụng của họ. Dự án chỉnh sửa này khởi đầu ở Pháp vào tháng 6.2013 và trong thời gian tới sẽ lần lượt được áp dụng ở các nước nơi công ty này đại diện. Một số bộ phận được dùng trong kết cấu xe tải của công ty được chế tạo trên dây chuyền máy ép thủy lực ở những nơi có yêu cầu về năng suất và tính linh hoạt.
Thay đổi nhanh chóng và dễ dàng Tính linh hoạt của dây chuyền máy ép này là đặc biệt quan trong khi sử dụng các bộ khuôn khác nhau. Giáo sư Martin Habert, MD (giám đốc) của Schuler SMG, công ty cung cấp dây chuyền máy ép thủy lực cho nhà chế tạo xe tải này, nói: “Renault Trucks có thể sử dụng các khuôn hiện đại có trên dây chuyền máy ép cũ và các khuôn được phát triển đặc biệt để sản xuất các cabin xe tải mới.”
Cả những khuôn hiện có và các khuôn mới phát triển đều được dùng để sản xuất các cabin xe tải mới
Giáo sư Habert, còn là lãnh đạo lĩnh vực công nghệ (máy ép thủy lực) của công ty chế tạo máy ép thủy lực, bổ sung thêm, dòng máy này tạo điều kiện cho khách hàng thay các bộ khuôn một cách nhanh chóng. Với sự hỗ trợ của hệ thống thay khuôn tự động, người vận hành máy có thể thay cả bộ khuôn hoàn chỉnh và công cụ robot với thời gian dưới năm phút. Nói chung, hơn 80 bộ khuôn khác nhau được sử dụng trên dây chuyền máy này, cho phép sản xuất các đợt hàng với số lượng nhỏ một cách kinh tế và đơn giản.
Công ty này không chỉ cung cấp máy ép thủy lực dẫn hướng với lực ép 2.000 tấn và bộ ba máy ép thủy lực liên tiếp với lực ép 1.000 tấn mỗi máy, mà còn cung cấp cả bộ cấp phôi và các trang thiết bị tự động hóa khác. Toàn bộ dây chuyền có thể đạt đến 11 chi tiết khi ép trong một phút với bề mặt nền máy 4,1 x 2,5m. Với 2 chi tiết trong một, thì dàn máy ép này có thể tạo ra đến 22 chi tiết trong một phút.
Trang thiết bị tự động hóa có trong dây chuyền ép thủy lực
Quy trình được bôi trơn tốt “Đối với độ chính xác và đáng tin cậy, quy trình này tương tự đồng hồ Thụy Sĩ. Mọi thứ đều chạy chuẩn xác như đồng hồ”, giáo sư Habert nói. Trước hết, bộ cấp phôi cấp riêng từng phôi bằng cách dùng nam châm hình quạt, do đó robot chỉ lấy một phôi từ khối phôi và đặt lên băng tải.
Trong trạm kế tiếp, định tâm bằng quang học, các phôi riêng lẻ được chụp ảnh với camera và tọa độ của chúng được gởi đến robot cấp phôi. Robot này đặt phôi một cách đúng tâm vào vị trí chính xác trong khuôn của máy ép dẫn hướng, sẵn sàng để dập sâu. Các chi tiết lần lượt đi qua ba máy ép liên tiếp và đạt được hình dạng hoàn tất. Các robot chuyển các chi tiết từ trạm này đến trạm khác trước khi chúng được đặt lên một trong các băng tải để dẫn ra ngoài.
Dây chuyền hoàn chỉnh được thiết kế phù hợp với các kích thước sàn xưởng sản xuất của Renault Trucks. Sử dụng robot còn có ý nghĩa là những khoảng cách nhỏ giữa các máy ép khi các chi tiết dịch chuyển là theo hướng tuyến tính và được chuyển từ trạm này đến trạm khác mà không cần phải quay ngược lại. Điều này làm giảm rõ rệt diện tích do dàn máy chiếm chỗ.
Kết luận Bảo trì sản xuất tổng thể, viết tắt là TPM, là thuật ngữ chuyên biệt được dùng để mô tả ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bảo trì đối với năng suất chung của dây chuyền.
“Renault Trucks có dây chuyền máy ép, đáp ứng đầy đủ mọi nguyên tắc của TMP“, giáo sư Habert kết luận. “Tính dễ tiếp cận của dây chuyền bảo đảm cho sự duy trì trở nên dễ dàng và giảm thiểu thời gian dừng máy”.
(Nguồn: Cẩm nang Gia công Kim loại)