Tại chiến lược vừa được phê duyệt, thủ tướng yêu cầu đến năm 2030 sản lượng xe con/ ôtô phải đáp ứng 70% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Infographic dưới đây sẽ cung cấp đến quý độc giả tóm tắt chiến lược công nghiệp ôtô nước ta đến năm 2030.
Vui lòng bấm vào ảnh để bật chế độ xem toàn màn hình
Ngành Công nghiệp ô tô tại Việt Nam được xem là chiến lược quan trọng và là nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam hiện nay. Năm 1958, nhà máy Chiến Thắng (Hà Nội) đã cho ra đời chiếc ôtô 4 chỗ ngồi đầu tiên do người Việt Nam tự chế tạo, lấy mẫu từ chiếc Fregate chạy bằng xăng của Pháp. Ngày 21/12/1958, chiếc xe “Chiến Thắng”, chiếc xe ô tô đầu tiên của người Việt làm ra chính thức rời xưởng. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh ở miền Bắc nên xe “Chiến Thắng” không được sản xuất hàng loạt. Dù sao, đây có thể coi là sự bắt đầu của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Thực trạng cho thấy Việt Nam vẫn còn áp dụng chính sách thuế quan với ô tô quá cao, khiến cho giá ô tô tại Việt Nam cao gấp 3 đến 4 lần so với giá xe các nước như Pháp, Mỹ, Nhật Bản,… Đối với người dân, hiện Việt Nam đứng đầu thế giới về giá thành ô tô cao nhất thế giới và được tính giá xe tại Việt Nam không dưới 350 triệu (tức 15,000 USD) cộng thêm các loại thuế 1 năm đóng gần 20 triệu (cao thứ 3 sau Mỹ và EU lần lượt là 3,500 USD và 2,800 USD).
Tuy nhiên theo cam kết của AFTA thì từ năm 2018, theo quy định thuế nhập khẩu nguyên chiếc giảm xuống còn 0%[2], đây cũng là một tín hiệu tốt cho người dân Việt Nam có cơ hội sử dụng các mẫu xe đời mới và nắm bắt xu hướng ô tô với nhiều nước trên thế giới, nhưng thách thức đặt ra ở đây là nếu từ đây đến năm 2018 chính phủ không có chính sách đẩy mạnh làm chủ các công nghệ về ô tô như khâu lắp ráp, phụ kiện, chế tạo, sản xuất,… thì ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam có thể sẽ thất thủ trên sân nhà hoặc thậm chí còn phải phụ thuộc vào thế giới qua nhập khẩu nguyên chiếc, gây cản trở và đứng trước nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp ô tô trong nước.
Theo số liệu tính đến năm 2010 của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, hầu hết các chỉ tiêu nội địa hóa (tính chung tất cả doanh nghiệp sản xuất xe trong nước) đặt ra đã không đạt so với kế hoạch đặt ra năm 2000. Cụ thể, với xe con đến 9 chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hóa dưới 15% (quy hoạch là 50%), xe khách trên 10 chỗ, xe tải, xe chuyên dùng tỷ lệ nội địa hóa mới đạt 40% (quy hoạch 60%). Mỗi năm ngành sản xuất ô tô trong nước phải nhập khẩu gần 2 tỉ USD linh kiện, phụ tùng.
(Nguồn: vnexpress.net/ wikipedia)