Trong các bộ phim Hollywood về đề tài công nghệ, dường như có một công thức chung là các tội phạm, hacker sẽ tìm cách tấn công vào hệ thống mạng internet, hệ thống điện của các tòa nhà, bệnh viện… Hình ảnh các tòa nhà bị tê liệt, các khu dân cư, bệnh viện bị khống chế, rối loạn hoạt động… là những yếu tố tạo ra kịch tính và thu hút người xem. Trên thực tế, những hậu quả của lỗi downtime (lỗi gián đoạn điện hay hệ thống thiết bị) này xảy ra không mấy khác trên phim ảnh.
Những rủi ro tiềm ẩn được báo trước Sự cố sập nguồn điện (cả điện lưới và điện dự phòng) tại Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất dẫn đến mất quyền điều hành bay hơn một giờ trong vùng thông báo bay (FIR) ngày 20.11.2014 đã gây rung động dư luận và các chuyên gia kỹ thuật trong nước và trên thế giới: hơn 50 chuyến bay bị gián đoạn, hàng ngàn hành khách bị ảnh hưởng. Rất may, không có thiệt hại về người nhưng những thiệt hại về vật chất và uy tín của ngành hàng không Việt Nam là rất lớn, không thể thống kê.
Theo các chuyên gia, ngành hàng không sẽ đặc biệt phát triển mạnh trong khoảng thời gian 2013 – 2020, do sự gia tăng dân số, thu nhập và sự phát triển của kinh tế (bao gồm cả dịch vụ chở khách, vận chuyển hàng hóa…). Do đó khi có một sự cố về điện xảy ra, như lỗi downtime, hậu quả thật khôn lường.
Hàng không là ngành có các thiết bị kỹ thuật phức tạp nhất, đặc thù nhất và cũng là ngành tiêu tốn nhiều năng lượng, điện và tiêu hao về chi phí nhất cho các thiết bị này
Bệnh viện cũng là ngành tập trung nhiều thiết bị đặc thù và yêu cầu sự ổn định cao, nhất là các bệnh viện được đầu tư các trang thiết bị hiện đại với hệ thống điện phức tạp thì yếu tố an toàn và quản lý kỹ thuật đòi hỏi khắt khe hơn. Tại Mỹ, theo thống kê, nếu sự cố điện xảy ra, ước tính một bệnh viện (có quy mô 200 giường bệnh) sẽ tổn thất tầm 1 triệu đô la. Đó là chưa kể phải huy động thêm nhân lực về các công tác hỗ trợ, cấp cứu (y tá, bác sĩ, điều dưỡng). Tỉ lệ nhiễm khuẩn cũng tăng lên 9% nếu không có hệ thống quản lý tòa nhà đồng nhất, gây nguy cơ lây nhiễm chéo cho người bệnh.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” Để hạn chế thấp nhất các thiệt hại do sự cố điện gây ra, hiện nay, các sân bay nổi tiếng thế giới như Berlin Airport, Cairo Airport, Singapore Airport, Bangkok Airport, Beijing Capital Airport, Air France, American Airlines, Quantas… đều sử dụng công nghệ tích hợp các giải pháp bảo vệ nguồn tiên tiến nhằm đảm bảo hạ tầng sân bay và các hệ thống trọng yếu như kiểm soát không lưu, dịch vụ mặt đất, thông tin liên lạc,… được đảm bảo hoạt động 24/7/365.
Schneider Electric là nhà cung cấp giải pháp công nghệ bảo vệ nguồn (Secure Power) hàng đầu thế giới (được biết rộng rãi qua thương hiệu APC by Schneider Electric) được rất nhiều sân bay trên thế giới tin tưởng lựa chọn
Các giải pháp Secure Power của Schneider Electric toàn diện với mức độ tùy biến và linh hoạt cao nhằm giúp giải quyết tốt nhất những thách thức về nguồn khác nhau đặt ra tại một sân bay như: hệ thống radar luôn sẵn sàng, tăng hiệu quả quy trình check-in cho hành khách; đảm bảo an ninh hành lý đảm bảo tính chuẩn xác và linh hoạt cho hệ thống đèn chiếu sáng – dẫn đường tại các bãi đáp máy bay, trung tâm dữ liệu,…
Để giải quyết các bài toán phức tạp về bảo vệ nguồn cho các ứng dụng trọng yếu nói trên trên, Schneider Electric với bề dày trên 175 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý năng lượng mang tới cho khách hàng:
– Sản phẩm: Dãy sản phẩm bảo vệ nguồn 1 pha và 3 pha toàn diện nhất trong ngành với những thương hiệu hàng đầu gồm APCTM và GutorTM , gồm UPS, bộ lọc điện, hệ thống biến tần, bộ lọc chủ động,… với công suất đa dạng từ 1kVA lên tới nhiều MVA.
Thế hệ UPS 3 pha mới nhất vừa được giới thiệu ra thị trường là Galaxy VM với nhiều cải tiến công nghệ và tính năng tiên tiến nhất, bao gồm chế độ EcoMode giúp tăng tối đa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng
– Dịch vụ: Dịch vụ bảo vệ nguồn và làm mát tối thiết của Schneider Electric giúp các khách hàng chủ động giám sát và duy trì các hệ thống thiết bị ở trạng thái tốt nhất, bảo vệ vốn đầu tư, giảm tổng chi phí sở hữu và chi phí vận hành, và mang lại mức độ an tâm cao nhất cho các chuyên gia vận hành hệ thống trong suốt vòng đời của thiết bị.
– Giải pháp: Kết hợp các sản phẩm và dịch vụ với phần mềm quản lý hạ tầng tiên tiến từ Schneider Electric giúp mang lại sự tiện lợi của một giải pháp trọn gói từ một nhà cung cấp duy nhất.
Còn tại các bệnh viện, ngoài yêu cầu về chất lượng chuyên môn, hiệu quả cấp cứu – chữa bệnh, việc cắt giảm chi phí hoạt động, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả các thiết bị y tế, đảm bảo an ninh và phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân là những yêu cầu hàng đầu của công tác quản trị.
Schneider Electric cung cấp những giải pháp đầu – cuối toàn diện xuyên suốt vòng đời của việc quản lý bệnh viện, từ khâu lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, quản lý và thẩm định
Đó là giải pháp về tăng cường số hóa tiến đến thay thế việc in ấn, tiêu thụ giấy trong việc lưu trữ hồ sơ, xây dựng một hệ thống quản trị IT khoa học, tiện lợi và an toàn thông tin trong công tác quản trị hành chính. Ngoài ra, có thể kể đến các giải pháp hướng đến bảo vệ an ninh và phục vụ bệnh nhân như hệ thống Acess Control giúp kiểm soát tốt an ninh bệnh viện, các ứng dụng điện như công tắc gần ngay giường bệnh giúp bệnh nhân dễ dàng điều chỉnh (có thể bằng cảm ứng)… Các giải pháp xanh này giúp giảm thiểu lượng khí thải, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường lên đến 30%, theo thống kê của Schneider Electric.
(Nguồn: hiendaihoa.com)