5. Kiểm tra bánh răng Bánh răng có nhiệm vụ truyền động, là những chi tiết quan trọng trong hệ thống cần trục, giúp di chuyển tải đến các vị trí khác nhau. Việc kiểm tra và bảo dưỡng các bánh răng nên được thực hiện cẩn thận, theo các bước sau:
Quý vị đang xem “phần 2” của loạt bài “Những điều cần chú ý khi kiểm tra, bảo dưỡng cần trục phòng máy tàu thủy”, để xem “phần 1” vui lòng nhấn vào đây.
– Kiểm tra dầu bôi trơn, nếu dầu trên bánh răng không đạt đủ điều kiện, ta phải lau sạch và bổ sung dầu bôi trơn mới. – Kiểm tra độ ồn của bánh răng trong lúc vận hành cần trục. – Kiểm tra bề dày của bánh răng, nếu bề dày giảm 20-25% thì ta phải thay mới chi tiết bánh răng đó. – Kiểm tra hư hỏng của bánh răng. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu của hư hỏng, nứt gãy hoặc biến dạng nào trên bánh răng, ta phải thay mới chi tiết bánh răng đó.
Hình ảnh hệ thống cần trục trong phòng
6. Kiểm tra bánh có rãnh Bánh xe có rãnh có nhiệm vụ dẫn hướng và cố định dây cáp, giúp dây cáp hoạt động trơn tru trong lúc vận hành. Các công việc kiểm tra sau đây cần được thực hiện đối với bánh xe có rãnh: – Mức độ ăn mòn của bánh – Độ linh hoạt trong chuyển động xoay – Kiểm tra độ thẳng của bánh, bánh có thể bị cong nếu tải không được nâng theo phương thẳng đứng – Các vết nứt, vỡ trên bề mặt bánh xe – Bạc đạn của bánh xe – Kiểm tra các ốc vít, chốt định vị của bánh xe – Kiểm tra rãnh, đảm bảo rãnh không có các khuyết tật, lồi lõm, gây cản trở chuyển động của dây cáp
Các chi tiết bánh có rãnh và móc của cần trục
7. Bảo dưỡng móc Móc có nhiệm vụ nâng và giữ tải, có khả năng xoay 360º giúp đặt vật đúng vào vị trí mong muốn. Công việc bảo dưỡng móc cần được tiến hành thường xuyên, theo các quy trình sau: – Bổ sung dầu bôi trơn thường xuyên – Nếu một phần của móc bị ăn mòn không đáng kể, dùng máy mài xử lý làm nhẵn – Không được sử dụng phương pháp hàn với bất cứ vết nứt bào của móc – Đảm bảo chốt khóa móc nằm đúng vị trí – Kiểm tra đường kính chốt khóa, nếu phát hiện đường kính giảm so với ban đầu, ta phải thay mới – Kiểm tra độ an toàn của phuộc, tránh tình trạng nhún tải khi vận hành – Kiểm tra hoạt động của khóa xoay (có trên một số thế hệ cần trục) – Kiểm tra độ giòn, độ cứng và các vết nứt trên móc – Kiểm tra chi tiết tiếp xúc trực tiếp với dây cáp, nếu bị mòn, ta phải sửa chữa hoặc thay mới tùy theo mức độ hư hỏng – Kiểm tra độ khả năng mở rộng của móc, nếu độ mở rộng vượt quá 15% so với ban đầu, hoặc móc bị xoắn 10º, ta phải thay mới
Một hệ thống cần trục phòng máy của tàu thủy
8. Kiểm tra phanh Hệ thống cần trục được trang bị bộ phận phanh an toàn điện từ. Đây là bộ phận giữ an toàn quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống. Chúng ta cần thực hiện các bước sau đây trong việc kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận phanh:
– Kiểm tra khoảng cách giữa phần cảm (nam châm) và phần ứng (ống dây), xấp xỉ 0,5mm. Nếu khoảng cách hơn hoặc kém giá trị tiêu chuẩn, ta cần điều chỉnh để đạt đến thông số thích hợp
– Kiểm tra độ ổm trên lớp lót phanh, một bộ phận quan trọng trong phanh điện từ. Nếu độ ẩm quá cao sẽ gây ra hiện tượng trượt phanh, rất nguy hiểm
– Kiểm tra và khắc phục các dấu hiệu quá tải nhiệt hoặc hư hỏng cơ khí
– Kiểm tra và thay mới chi tiết lò xo của phanh nếu không đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Lời kết Mặc dù các thành viên trong phòng máy là người vận hành cần trục, nhưng bộ phận kỹ sư cơ khí của tàu chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo cần trục hoạt động an toàn và ổn định. Thông qua các quy trình và biện pháp bảo dưỡng, kiểm tra trên, chúng tôi mong muốn cung cấp cho Quý độc giả một số thông tin cơ bản nhằm xư lý, khắc phục các tình huống, trở ngại trong công tác vận hành tàu thủy. Ngoài ra, để tránh các sự số ngoài ý muốn, đôi khi gây thiệt hại về người và tài sản, ta nên bảo dưỡng hệ thống cần trục nói riêng và các thiết bị máy móc khác trên tàu thủy nói chung một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và đúng lịch trình.
(Theo Marine Insight)