Tàu sân bay INS Vikrant sẽ chính thức gia nhập lực lượng Hải quân Ấn Độ vào năm 2018.
Ngày 12/8/2013, Ấn Độ sẽ ra mắt tàu sân bay đầu tiên do nước này tự thiết kế và chế tạo, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực quân sự của quốc gia này.
Tàu sân bay INS Vikrant, với trọng tải 37.500 tấn, sẽ được hạ thủy tại thành phố cảng phía Nam Ấn Độ Cochin, dưới sự chứng kiến của các quan chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ.
INS Vikrant là kết quả hợp tác của công ty đóng tàu Cochin Shipyard Limited và Hải quân Ấn Độ (Ảnh: dailymail)
Việc chính thức giới thiệu INS Vikrant sẽ đánh dấu việc Ấn Độ gia nhập hàng ngũ các nước có thể tự thiết kế và chế tạo tàu sân bay sau sau Mỹ, Nga, Anh và Pháp.
INS Vikrant được thiết kế dài 260m, rộng 60m và có thể đạt đến tốc độ 28 hải lý (56km/giờ), có khả năng mang theo 36 máy bay chiến đấu bao gồm cả máy bay MiG-29K và máy bay chiến đấu hạng nhẹ.
Hàng không mẫu hạm này sẽ được lắp đặt các trang thiết bị vũ khí, hoàn thiện và đưa vào thử nghiệm vào năm 2016 trước khi chính thức gia nhập lực lượng Hải quân Ấn Độ vào cuối năm 2018.
Phó Đô đốc R.K. Dhowan trả lời báo chí cho rằng: “Việc ra mắt sẽ tàu sân bay INS Vikrant là vinh quang của chương trình nội địa hoá của Hải quân Ấn Độ”.
“Chúng tôi đã mất từ 7 đến 8 năm để thiết kế con tàu”, thiết kế trưởng của Hải quân Ấn Độ, ông A.K. Saxena nói, nhận xét dự án được triển khai từ tháng 11/2006 là “phức tạp và đầy thách thức”.
Lễ hạ hủy INS Vikrant diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ thông báo rằng tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của họ đã sẵn sàng để thử nghiệm trên biển – và gọi đó là một “thành tựu lớn” của đất nước.
Hải quân Ấn Độ hiện chỉ có một tàu sân bay 60 năm tuổi mà Ấn Độ mua lại của Anh vào năm 1987 và đặt tên là INS Viraat.
Chính phủ Ấn Độ thời gian gần đây đã chi hàng chục tỷ USD để nâng cấp kho khí tài cũ kỹ. Theo hãng tư vấn KPMG, Ấn Độ sẽ chi khoảng 112 tỷ USD cho mua sắm quốc phòng trong giai đoạn 2010 – 2016.
(Nguồn: vov.vn)