Các loại xuồng cứu sinh được sử dụng trên tàu

Tháng Chín 24 14:00 2017

Xuồng cứu sinh (Lifeboat) là một trong những phương tiện cứu sinh quan trọng nhất trên tàu, nó được sử dụng trong các tình huống bỏ tàu khẩn cấp. Xuồng cứu sinh là một “con tàu” thu nhỏ, được lắp vào tàu bằng cẩu davit nhằm giúp cho nó được hạ xuống nước ít tốn thời gian nhất.

Cac-loai-xuong-cuu-sinh_01

Một xuồng cứu sinh được coi là hợp là hợp quy nếu nó chứa tất cả các trang bị theo SOLAS và Bộ luật LSA, các trang bị này giúp thuyền viên sinh tồn trên biển. Chúng bao gồm lương thực, nước ngọt, dụng cụ sơ cứu, các thiết bị phát tín hiệu cấp cứu… Một con tàu phải trang bị một xuồng cấp cứu (rescue boat) cho trường hợp cần phải cấp cứu, song song với các xuồng cứu sinh khác. Một trong các xuồng cứu sinh có thể được thiết kế như một xuồng cấp cứu, nếu tàu đó trang bị hai xuồng cứu sinh trở lên. Có ba loại xuồng cứu sinh được sử dụng trên tàu biển:

1. Xuồng cứu sinh dạng mở (Open Lifeboat): Giống như cái tên của nó, xuồng cứu sinh dạng mở không có mái che và thường được lái bằng tay, động cơ khí nén có thể được sử dụng để đẩy xuồng. Ngày nay, loại xuồng này ít được dùng, chỉ còn thấy trên các con tàu cũ, do chúng không hữu ích khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, và có thể bị nước tràn vào khi có sóng cao.

Cac-loai-xuong-cuu-sinh_02

2. Xuồng cứu sinh dạng đóng (Closed Lifeboat): Loại này là loại được sử dụng phổ biến trên tàu biển hiện nay, dạng kín của xuồng giúp bảo vệ thuyền viên khỏi nước biển, gió mạnh và thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, tính kín nước cộng với khả năng chống lật của nó cũng là những ưu điểm. Xuồng cứu sinh dạng đóng có hai kiểu: xuồng cứu sinh đóng từng phần (partially enclosed lifeboat) hoặc xuồng cứu sinh đóng hoàn toàn (fully enclosed lifeboat).

Cac-loai-xuong-cuu-sinh_03Xuồng cứu sinh đóng từng phần

SONY DSC

Xuồng cứu sinh đóng hoàn toàn

3. Xuồng cứu sinh dạng rơi tự do (Free-fall Lifeboat): Xuồng cứu sinh dạng rơi tự do giống xuồng cứu sinh dạng đóng nhưng cách thức hạ thì khác hoàn toàn. Nó có hình dáng động học để không bị hư hại thân xuồng khi thả từ trên cao. Loại này được lắp đặt ở phía lái của tàu, nơi có tối đa khu vực trống để được thả tự do.

Cac-loai-xuong-cuu-sinh_05

Một xuồng cứu sinh, còn được gọi là phao cứu sinh, là một chiếc thuyền nhỏ, cứng hoặc bơm hơi được mang theo trong trường hợp khẩn cấp trong trường hợp thảm họa trên tàu. Xuồng cứu sinh được pháp luật yêu cầu phải ở trên những con tàu lớn hơn.

Khi tàu hơi nước trở nên phổ biến trong thế kỷ 19, xuồng cứu sinh cũng vậy. Vào đầu thế kỷ 20, những con tàu lớn hơn có nghĩa là nhiều người hơn có thể đi du lịch nhưng các quy tắc về xuồng cứu sinh thường bị bỏ qua. Sau khi tàu RMS Titanic bị chìm vào ngày 15 tháng 4 năm 1912, mọi người nhận ra rằng những con tàu lớn hơn cần nhiều xuồng cứu sinh hơn. Xuồng cứu sinh của tàu Titanic chỉ có khả năng chở 1.178 người mặc dù tàu Titanic có 3.330 người.

Bởi vì cần nhiều xuồng cứu sinh trên boong tàu chở khách, tuy nhiên điều này dẫn đến việc sử dụng phần lớn không gian boong được sử dụng để chứa xuồng cứu sinh tạo ra những vấn đề về hạn chế như lối đi trên boong tàu bị hẹp lai … Nhưng điều này là bắt buộc và đã được quy định bởi luật hàng hải quốc tế về vấn đề này.

(Nguồn: dieukhientaubien.net/ wikipedia)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Article "tagged" as:
  Categories: