Hannover Messe 2017 – hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ và máy móc công nghiệp, là sự kiện thường niên được tổ chức bởi Deutsche Messe AG (CHLB Đức) tại Hannover. Sự kiện sắp tới sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 28/4/2017. Để Quý vị có được những thông tin mới nhất, những xu thế và xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp và công nghệ trọng yếu hiện tại và trong tương lai, technologymag.net sẽ lần lượt có những tin bài, hình ảnh, video … về các chủ đề quan trọng nhất sẽ hiện diện tại sự kiện lớn nhất hành tinh này, cho đến khi hội chợ chính thức mở cửa đón khách thăm.
Trong tương lai các hoạt động quản lý và sản xuất của nhà máy sẽ hướng đến mục tiêu tự động hóa. Và câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có thể làm được việc đó với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện tại hay không?
Theo nhiều lý thuyết, trong tương lai ngành sản xuất sẽ kết hợp với công nghiệp 4.0 và được phát họa vô cùng tuyệt vời: Quá trình sản xuất được quản lý hoàn toàn nhờ hệ thống máy tính, những vấn đề hay sự cố trong quá trình thực hiện sẽ được phát hiện sớm hơn, trước khi chúng xảy ra. Thời gian chết của máy móc gần như bằng 0, và sản phẩm với những đặc tính khác nhau có thể được sản xuất trên cùng một quy trình. Nhà máy thông minh sẽ mang nhiều hứa hẹn cho ngành công nghiệp sản xuất.
Nhưng thực tế, công nghiệp 4.0 vẫn chưa được thực hiện bởi nhiều công ty, doanh nghiệp. Theo như cuộc nghiên cứu của công ty tư vấn Staufen về chủ đề này với gần 180 công ty, nhà máy thuộc ngành công nghiệp Đức, kết quả cho thấy có khoảng 40% những người được khảo sát cho rằng họ đang quan tâm đến các phương pháp cụ thể về ngành công nghiệp này. Gần một nửa trong số đó cho rằng, chưa từng quan tâm, hay chỉ là trong giai đoạn “quan sát và phân tích” ban đầu. Chỉ có 7% trong số đó khẳng định rằng họ thật sự theo đuổi, nghiên cứu sâu về chiến lược vận hành ngành công nghiệp 4.0.
Tiếp cận công nghiệp 4.0 với một chiến lược cụ thể
Theo ông Thomas Rohrbach, đối tác lâu năm của công ty Staufen, không thể đánh giá về các kết quả trên một cách tiêu cực “Những con số trên có ý nghĩa là số lượng các công ty nắm bắt, thấu hiểu công nghiệp 4.0 đang tăng lên, chúng ta không thể yêu cầu họ thực hiện các kế hoạch về nhà máy thông minh chỉ trong một đêm mà không hề có một chiến lược cụ thể nào”. Theo dự đoán, chỉ có một số công ty đang thực hiện số hóa và tích hợp lại toàn bộ chuỗi giá trị của họ.
Không có gì quá ngạc nhiên, khi máy móc tự động hóa sẽ dần được ưu tiên và chú trọng hơn trong tương lai. Các công ty, nếu muốn tiếp tục cạnh tranh trong nền công nghiệp tương lai, thì kỹ thuật số là một trong những thách thức lớn nhất.
“Hiện nay, chúng ta đang nói về Internet vạn vật (IoT) như ôtô tự lái, trí tuệ nhân tạo, robot làm việc thay người, nhà máy sử dụng công nghệ thông minh, máy móc giao tiếp với con người,…”Nhưng điều chúng ta đã bỏ sót chính là công nghiệp 4.0 đã có mặt và tồn tại trong suốt 20 năm qua”.Giáo sư Gunther Schuh, chuyên gia hệ thống sản xuất đã phát biểu trong cuộc họp Bundesvereinigung Logistik, tại trường đại học RWTH Aachen, Đức. Những công ty tiên phong sẽ đối mặt với nhiều thách thức đặt ra liên quan đến chủ đề nhà máy thông minh: Và mấu chốt quan trọng đó là chưa có một nguyên tắc hay cấu trúc chuẩn mực cụ thể nào cho toàn bộ quá trình.
Cần thay đổi tư duy
Ứng dụng của công nghiệp 4.0 cũng được áp dụng để tạo sự tương tác giữa hệ thống thực hiện sản xuất và giám sát, cũng như giữa quản lý và cung cấp các dữ liệu từ đám mây. Công nghiệp 4.0 yêu cầu công ty cần có sự thay đổi: Các nhà máy trong tương lai là một tổ hợp phức tạp từ các đơn vị nhỏ không phân bậc (nghĩa là từ quản lý đến nhân viên, đều là một phần của nhà máy và có thể cùng nhận được những thông tin được chia sẻ đồng thời).
Một nghiên cứu có chủ đề “Tổng quan về ngành công nghiệp 4.0” vào năm 2015, theo chuyên gia tư vấn McKinsey cho rằng 10 năm tới, các công ty sẽ nâng cấp, thay thế các thiết bị máy móc của họ từ 40% đến 50% để có thể tiến gần đến mục tiêu nhà máy thông minh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba – Tự động hóa – Sự đổi mới máy móc thiết bị có thể lên đến 80-90%. Việc nâng cấp các thiết bị cũng dựa trên các thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng có sẵn. Bosch cho ví dụ là cách tập trung vào trang bị những kỹ thuật hiện đại ngay trên thiết bị, máy móc của công ty cho tương lai. Các nhà sản xuất đã sử dụng một cổng IOT, với một hệ thống bao gồm các cảm biến, phần mềm và thiết bị điều khiển mạng công nghiệp, để liên kết một với một máy tiện 129 năm tuổi vào Internet. Các cảm biến cung cấp các thông tin điều hành trên một màn hình, chúng ta có thể quan sát, kiểm soát hoạt động đạp của máy, nhanh hơn hoặc chậm đi để đạt được tốc độ quay tối ưu.
Trong tương lai, các hoạt động giữa: nhà cung cấp, người mua, người bán sẽ được kết nối thông qua kỹ thuật số. Câu hỏi đặt ra, không phải là ngành công nghiệp nào cũng phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật số, và làm thế nào có hiệu quả tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất có thể. Bằng cách tạo sự kết nối giữa các nhà chế tạo máy móc, kỹ sư điện và công nghệ thông tin. Các triển lãm về Nhà máy kỹ thuật số và công nghiệp tự động hóa tại Hannover Messe sẽ cung cấp cho khách hàng câu trả lời tốt nhất.
Để xem các tin bài về hội chợ Hannover Messe 2017, hãy nhấn vào đây.
(Theo Hannover Messe/www.hannovermesse.de)