Đại dương có thể sản sinh ra hai loại năng lượng, năng lượng nhiệt từ sức nóng của mặt trời và năng lượng cơ học từ thuỷ triều và sóng biển.
Năng lượng nhiệt đại dương được sử dụng cho nhiều ứng dụng bao gồm việc phát điện. Có ba loại hệ thống chuyển đổi sang điện năng, hệ thống chu kỳ đóng, chu kỳ mở và hệ thống kết hợp (hybrid). Hệ thống chu kỳ đóng sử dụng nước ấm trên bề mặt đại dương để làm bay hơi một loại chất lỏng hấp thụ hoặc truyền dẫn năng lượng, có điểm sôi thấp, chẳng hạn như là amoniac. Chất bay hơi lan toả và làm quaytua bin (turbine), tua bin sau đó kích hoạt máy phát điện sản xuất ra điện năng. Hệ thống chu kỳ mở đun sôi nước biển bằng cách vận hành ở áp lực thấp. Điều này làm sản sinh ra hơi nước đi qua tua bin, máy phát điện. Và cuối cùng hệ thống kết hợp (hybrid) kết hợp cả hai hệ thống chu kỳ đóng và chu kỳ mở.
Hình minh hoạ năng lượng đại dương
Năng lượng cơ học đại dương thì hoàn toàn khác với năng lượng nhiệt đại dương. Mặt dù mặt trời có ảnh hưởng đến mọi hoạt động đại dương, thuỷ triều được thúc đẩy chủ yếu bởi lực hấp dẫn của mặt trăng, và sóng biển được thúc đẩy chủ yếu bởi sức gió. Kết quả là thuỷ triều và sóng biển là những nguồn năng lượng không ổn định trong khi năng lượng nhiệt đại dương là khá ổn định. Ngoài ra, không giống như năng lượng nhiệt, việc chuyển đổi điện của cả năng lượng thuỷ triều và năng lượng sóng biển thường liên quan đến các thiết bị cơ học.
Một con đập được dùng chuyên biệt để chuyển đổi năng lượng thuỷ triều thành điện năng bằng cách áp lực nước đi qua tua bin, kích hoạt một máy phát điện. Về chuyển đổi năng lượng sóng biển, có ba hệ thống cơ bản đó là các hệ thống kênh dẫn sóng biển vào các hồ chứa, các hệ thống phao nổi điều khiển bơm thuỷ lực, và các hệ thống cột nước dao động (OWC) sử dụng sóng biển để nén khí trong một thùng chứa. Sức mạnh cơ học được tạo ra từ các hệ thống này kích hoạt trực tiếp cả một máy phát điện hoặc dẫn đến một chất lỏng, nước hoặc khí truyền dẫn điều khiển một tua bin, máy phát điện.
(Nguồn: renewableenergyworld.com)