Kiểm tra bằng bức xạ là phương pháp sử dụng bức xạ tia X hoặc tia gamma với khả năng xuyên thấu đủ lớn được chiếu qua toàn bộ chiều dày vật mẫu cần kiểm tra. Một phần bức xạ bị hấp thụ, phần cân bằng sẽ đi qua mẫu vật, lượng hấp thụ và lượng đi qua được xác định theo chiều dày của vật mẫu. Khi gặp khuyết tật bên trong, chiều dày hấp thụ bức xạ sẽ giảm, nó sẽ phản ánh nên hình ảnh bóng được gọi là ảnh bức xạ.
Các loại nguồn bức xạ được sử dụng: – Bức xạ đâm xuyên có thể được phát ra từ các chùm tia điện tử năng lượng cao – tia X. – Hoặc sự phân rã hạt nhân (phát hạch nguyên tử ) – tia gamma. – Các dạng bức xạ khác rất ít được sử dụng để kiểm tra mối hàn .
Cơ chế chiếu bức xạ
Các lỗi có thể phát hiện ra:
– Không gian rỗng do co ngót khi đông cứng – Rỗ khí – Nứt – Cháy cạnh – Kênh khí – Bọc xỉ – Lỗi không liên kết – Bọc táp chất rắn (đồng hoặc Wolfram) – Hàn không thấu (không xuyên qua đầy đủ) – Lỗi về hình dạng hình học – Bắn tóe hàn
Ưu điểm của phương pháp
– Kiểm tra chiếu tia có thể thực hiện với bất cứ loại vật liệu nào và không có ngoại lệ – Nó là phương pháp kiểm tra rất đúng (độ tin cậy cao) và có khả năng tái tạo, sao chép lại – Nó có thể lưu trữ hồ sơ hình ảnh lâu dài trong các điều kiện bảo quản nhất định
Nhược điểm của phương pháp
– Tất cả các trang thiết bị phải được cơ quan có thầm quyền cấp phép và chấp nhận – Từ cơ sở kỹ thuật an toàn tia phóng xạ cần thiết phải ngăn chặn ở không gian rộng – Nó chỉ được phép bố trí kiểm tra khi tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện an toàn phóng xạ cho con người – Khi chiếu tia với độ dày thành lớn thời gian chiếu tia kéo dài – Nó là phương pháp kiểm tra phức tạp – Sẽ gặp khó khăn khi đối tượng kiểm tra có chiều dày thành khác nhau – Các thiết bị là hầu như rất lớn và nặng
(Nguồn congnghehan.vn)