Tốc độ phát triển nhanh chóng của đường sắt cao tốc ở Trung Quốc đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của báo chí cũng như các quốc gia trên thế giới. Mới chỉ bắt đầu xây dựng vào cuối năm 2005, nhưng Trung Quốc đã sở hữu một hệ thống đường sắt cao tốc với tổng chiều dài hơn 10.000km, và mục tiêu đến năm 2020 là 50.000km. Trang Railway – Technology đã đưa ra danh sách năm tuyến đường sắt dài nhất Trung Quốc dựa trên chiều dài được hoàn thành đến năm 2013.
1. Bắc Kinh – Quảng Châu Tuyến đường sắt cao tốc (HSR) nối Bắc Kinh – Quảng Châu, còn gọi là Jingguang HSR, là tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới. Với chiều dài 2.298km, đây là tuyến đường sắt Bắc – Nam của Trung Quốc. HSR nối liền thủ đô Bắc Kinh và thành phố Quảng Châu (thành phố lớn nhất tỉnh Quảng Đông). Tuyến đường sắt cao tốc này sẽ còn được mở rộng kết nối với Hồng Kông thông qua thành phố Thẩm Quyến.
Bắt đầu xây dựng vào năm 2005 và được đưa vào vận hành tháng 12/2012, Jingguang HSR được xây dựng gồm 4 giai đoạn: Bắc Kinh – Thạch Gia Trang – Trịnh Châu (693km) hoạt động chính thức vào tháng 12/2012, Trịnh Châu – Vũ Hán (536km) tháng 09/2012, Vũ Hán – Quảng Châu (968km) tháng 12/2009, và Quảng Châu – Thẩm Quyến (102km) tháng 12/2011. Dự án mở rộng thêm 26km tuyến đường sắt cao tốc nối Thẩm Quyến – Hồng Kông dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016.
Hoạt động trên đường sắt cao tốc Jingguang là đội tàu CRH380 – AL, chạy với tốc độ tối đa 350km/h. Tuy nhiên trong thực tế tốc độ trung bình chỉ khoảng 300km/h. Nhờ tuyến đường cao tốc Jingguang, thời gian di chuyển giữa Bắc Kinh và Quảng Châu đã giảm xuống còn 8 giờ so với 22 giờ trước kia khi còn sử dụng tuyến đường sắt truyền thống.
Jingguang chạy qua các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông và kết nối 28 thành phố lớn của Trung Quốc. Có tổng cộng 35 nhà ga được xây dựng dọc theo tuyến đường sắt và gắn kết với những đường cao tốc khác như: Thạch Gia Trang – Thái Nguyên, Trịnh Châu – Tây An, Thượng Hải – Vũ Hán – Thành Đô, và Quảng Châu – Chu Hải.
2. Thượng Hải – Vũ Hán – Thành Đô Tuyến đường cao tốc Thượng Hải – Vũ Hán – Thành Đô, hay còn gọi là Huhanrong, là tuyến dài nhất và tiện ích nhất trong 4 hệ thống được xây dựng bởi Trung Quốc. Chiều dài dự án là 2.078km, trong đó đã hoàn thành 1.814km vào tháng 10/2013. Đường sắt cao tốc này dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2014 với việc hoàn thành tuyến đường 264km nối Trùng Khánh – Tứ Xuyên.
Huhanrong nối Thượng Hải với bốn thành phố trực thuộc tỉnh: Nam Kinh (Giang Tô), Hợp Phi (An Huy), Vũ Hán (Hồ Bắc), Thành Đô (Tứ Xuyên). Ngoài ra, nó cũng chạy xuyên qua Trùng Khánh là một thành phố lớn cấp tỉnh. Huhanrong chia làm 7 giai đoạn, trong đó có 301km đường sắt nối Thượng Hải – Nam Kinh, nối với Bắc Kinh – Thượng Hải.
Tuyến đường sắt Nghi Xuân – Tứ Xuyên được đưa vào hoạt động tháng 12/2012 là tuyến đường sắt dài nhất. Hạng mục cuối cùng được hoàn thành là Trùng Khánh – Tứ Xuyên với hơn 80% tuyến đường chạy qua đường hầm và cầu, tốn chi phí khoảng 4,4 tỷ USD, tốc độ tối đa các đội tàu là 200km/h trong quá trình chạy thử nghiệm được thực hiện vào tháng 10/2013.
Tất cả các đội tàu trên tuyến đường cao tốc đều được thiết kế chạy với tốc độ 250km/h, riêng với đoạn Thượng Hải – Nam Kinh tốc độ lên đến 350km/h. Tuyến đường sắt này được sử dụng cho cả việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ hành khách, với mong muốn giảm thời gian di chuyển giữa Thượng Hải và Trùng Khánh chỉ còn 10 giờ so với 27 giờ trước kia.
3. Bắc Kinh – Thượng Hải Hay còn gọi là Jinghu, là tuyến đường sắt dài nhất Trung Quốc được xây dựng liên tục. Jinghu dài 1.318km, chạy qua bốn tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, và An Huy, bao gồm 24 ga tàu kết nối các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân.
Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải bắt đầu khởi công vào tháng 4/2008 với chi phí đầu tư hơn 30 tỷ USD. Đường ray được hoàn thành vào tháng 11/2010 và đưa vào hoạt động tháng 5/2011. Hơn 85% đoạn đường sắt được nâng cao hơn so với mặt đất và tuyến đường chính băng qua hai con sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử. Có tổng cộng 244 cây cầu trên cả tuyến đường, trong đó bao gồm cả cây cầu dài nhất thế giới Đan Dương – Côn Sơn dài 164km.
Tuyến đường cao tốc này đã giảm thời gian di chuyển giữa Bắc Kinh và Thượng Hải chỉ còn 5 giờ. Nó cũng góp phần vào việc tăng khả năng vận tải hàng hóa giữa hai thành phố này lên 50 triệu tấn mỗi năm.
Lượng hành khách di chuyển bằng tàu hỏa lên đến 100 triệu lượt khách vào tháng 3/2013. Hơn 90 đội tàu CHR chạy trên tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải với tốc độ tối đa 300km/h.
Bắc Kinh – Thượng Hải cũng là tuyến đường sắt cao tốc chính dọc theo biên giới phía Đông Trung Quốc. Nó chạy qua những thành phố lớn Thiên Tân, Tế Nam, Từ Châu, Bạng Phụ và Nam Kinh. Nó kết nối với những tuyến đường cao tốc khác, gồm Bắc Kinh – Cáp Nhĩ Tân, Thanh Đảo – Thái Nguyên, Từ Châu – Lan Châu, Thượng Hải – Vũ Hán – Thành Đô, đồng thời cũng kết nối Hợp Phì vào tuyến đường cao tốc Bạng Phụ – Hợp Phì.
4. Bắc Kinh – Cáp Nhĩ Tân Hay còn gọi là Jingha, là tuyến đường cao tốc chính dọc theo biên giới phía đông bắc Trung Quốc. Jingha là một trong những tuyến đường dành riêng cho vận chuyển hành khách của hệ thống đường sắt cao tốc Trung Quốc kết nối các nhà ga ở Nam Bắc Kinh và Cáp Nhĩ Tân.
Jingha hiện đang được xây dựng với tổng chiều dài 1.700km, bao gồm ba giai đoạn: Cáp Nhĩ Tân – Đại Liên (904km), Bắc Kinh – Thẩm Dương (684km) và Bàn Cẩm – Dinh Khẩu (89km). Công trình bắt đầu khởi công vào tháng 8/2007 và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2015. Giai đoạn đầu tiên và cũng là lớn nhất, Cáp Nhĩ Tân – Đại Liên đã được đưa vào sử dụng tháng 12/2012 với thiết kế tốc độ tối đa là 350km/h, nối Cáp Nhĩ Tân (thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang) với Trường Xuân, Thẩm Dương và Đại Liên (cảng lớn nhất ở phía đông bắc Trung Quốc) với tổng cộng 22 nhà ga lớn. Các nhà ga chính được đặt tại Trường Xuân, Bắc Thẩm Dương và Liêu Dương.
Tốc độ thông thường của các đội tàu đạt 300km/h vào mùa hè và 200km/h vào mùa đông. Jingha được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ -40oC vào mùa đông và 40oC vào mùa hè. Đường cao tốc Bắc Kinh – Cáp Nhĩ Tân đã phục vụ hơn 9,4 triệu lượt khách, trung bình 78.000 khách mỗi ngày chỉ trong 3 tháng đầu tiên sử dụng.
5. Hàn Châu – Phúc Châu – Thẩm Quyến Hay còn được gọi là Hangfushen, là tuyến đường sắt kép điện tử được xây dựng dọc theo bờ biển phía đông nam Trung Quốc. Nó nối đồng bằng sông Dương Tử và đồng bằng châu thổ Châu Giang.
Hangfushen nối Hàn Châu (thủ phủ tỉnh Triết Giang) với Thẩm Quyến (một thành phố lớn của tỉnh Quảng Đông ở phía nam Trung Quốc). Tuyến đường sắt này là một phần của hệ thống đường cao tốc dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc với chiều dài khoảng 1.745km chạy qua ba tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông.
Dự án bắt đầu vào tháng 8/2005 với 5 hạng mục, trong đó đã hoàn thành 4 hạng mục chính: Hàn Châu – Chiết Giang (152km), Triết Giang – Ôn Châu – Thái Châu (268km), Chiết Giang – Giang Tô – Ôn Châu (298km) và Phúc Châu – Hạ Môn (275km). Hạng mục cuối cùng và cũng dài nhất là tuyến đường Hạ Môn – Thẩm Quyến với chiều dài 502km, phục vụ hơn 60 nhà ga, đã được tiến hành xây dựng vào tháng 11/2007. Dự kiến tuyến đường sẽ hoàn thành vào đầu năm 2014.
Biên tập bởi TechnologyMAG.net – Hiếu Nguyễn
(Theo Railway – Technology)