Nhiên liệu sinh học tất nhiên có nguồn gốc từ thực vật, nhưng phát triển dạng này thì ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp.
Vì vậy, Tập đoàn nghiên cứu năng lượng sinh học bền vững (SRBC) chọn loại thực vật sa mạc, có thể tưới cho chúng bằng nước biển để sản xuất nhiên liệu sinh học hiệu quả hơn các nguồn nguyên liệu hiện có.
Mô hình sản xuất nhiên liệu sinh học của SRBC
SRBC liên kết nghiên cứu với Viện Khoa học & Công nghệ Masdar tại Abu Dhabi, được nhận tài trợ từ các hãng Boeing, Etihad Airways và Honeywell UOP để phát triển và thương mại hóa nhiên liệu sinh học bền vững, phát ra môi trường lượng carbon thấp hơn 50-80% so với nhiên liệu hóa thạch đang dùng. Các loại thực vật sa mạc trong nghiên cứu được goi tên chung là halophytes.
Các nhà nghiên cứu tại SRBC phát hiện rằng halophytes chứa lượng dầu phù hợp cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học và có thể khai thác toàn thân cây bụi này để khai thác nhiên liệu hiệu quả hơn những nguồn thực vật khác.
Để kiểm tra phát hiện này các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu SRBC sẽ tạo ra hệ sinh thái mỗi năm hai vụ, halophytes sẽ được trồng trên đất cát ở Abu Dhabi, các cây trồng này sẽ được tưới nước biển và phân bón là chất thải từ cá, tôm.
Tạp chí Gizmag dẫn lời tiến sĩ Alejandro Rios, giám đốc SBRC cho biết dự án này có thể có tác động lên toàn cầu vì đến 97% lượng nước là ở các đại dương và 20% diện tích đất của hành tinh xanh là sa mạc.
(Nguồn: khoahoc.com.vn)