In 3D và ứng dụng thực tế (Phần 2)

Tháng Chín 05 08:15 2013

Quý vị đang xem loại tin bài “In 3D và ứng dụng thức tế”, để xem phần 1, vui lòng nhấn vào đây.

Ứng dụng in 3D

Công nghệ in 3D tính tới thời điểm hiện tại được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực y khoa và vũ trụ. Và những năm gần đây, ứng dụng in 3D này đang dần phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị gia dụng, dân dụng… Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát biểu: “Công nghệ in 3D sẽ là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ”.

ung dung in 3D 4

Vào đầu tháng 4/2013 vừa qua, các nhà khoa học Anh đã thành công trong việc sử dụng máy in 3D để tạo ra vật liệu giống như mô sinh học, có thể  thực hiện một số chức năng giống tế bào con người. Trở lại năm 2011, bác sĩ phẫu thuật Anthony Atala đã chinh phục hội nghị công nghệ TED bằng cách giới thiệu một mẫu thận nhân tạo được làm từ công nghệ in 3D.

Và cách đó 10 năm, cùng với kĩ thuật tương tự, bác sĩ này đã thay thế thành công bàng quang nhân tạo cho một bệnh nhân. Quy trình tạo ra các bộ phân nhân tạo không khác nhiều với quy trình sản xuất vật dụng 3D khác. Vật liệu ở đây là một hỗn hợp của collagen và các tế bào của bệnh nhân để tạo ra một cấu trúc 3D. Mặc dù chưa thực sự hoàn thiện trong việc tạo ra các bộ phận phức tạp nhung một số cấu trúc đơn giản như sụn, bàng quang đã có thể ứng dụng vào thực tế.

Ngoài ra, công nghệ in 3D đã rất thành công trong lĩnh vực nha khoa và chế tạo chân tay giả.

Độ chính xác cao, cũng như độ thẩm mĩ được cải thiện giúp bệnh nhân dễ dàng thích ứng sử dụng.

Ứng dụng 3D trong khoa học vũ trụ, công nghiệp và quốc phòng.

Cơ quan hàng không và không gian Hoa Kỳ (NASA) đã cùng với đối tác là công ty Made in Space phát triển máy in 3D trên không gian. Những đợt thử nghiệm công nghệ in 3D trên tàu giả lập không trọng lượng Vomit Comet đã được bắt đầu từ năm 2011 cho đến nay. Dự kiến chiếc máy in 3D đầu tiên trong không gian với tên gọi Zero – G Experiment sẽ được giới thiệu trong năm 2014.

Máy in 3D này sẽ sản xuất các thiết bị phụ kiện, bộ phận thay thế hay tái chế nguyên liệu trong suốt chuyến bay. Made in Space hi vọng máy in 3D này có thể tạo được ra những vệ tinh nhỏ như CubeSats.

Và gần đây, giám đốc NASA Charles Bolden đã cho biết tiềm năng của máy in 3D trong việc chế tạo đèn chiếu sáng không gian và khả năng phục vụ việc khám phá vũ trũ là rất lớn. Công nghệ  in 3D cũng cho phép cuộc thám hiểm không gian kéo dài hơn bình thường. NASA còn dự định sử dụng máy in 3D để xây dựng nhà trên mặt trăng, tạo các thiết bị di chuyển bao gồm cả động cơ tên lửa…

Một trong những ứng dụng 3D đang được triển khai ở NASA và đang dần được ứng dụng thực tế là các máy in thức ăn.  NASA đang đầu tư cho công ty System & Materials Research Corporation với dự án sản xuất thức ăn bằng máy in 3D.

Giám đốc Anjan Contractor  của System & Materials Research Corporation  cho biết, dạng máy in này khá đa năng, ngoài việc sản xuất các thức ăn tổng hợp máy còn có thể làm bánh pizza.  Với chiếc máy này, người dùng còn lập trình  để có một món ăn phù hợp với chế độ dinh dưỡng của mình.

Máy in 3D đang được ứng dụng trong thực tế

Công ty Modern Meadows đi tiên phong trong công nghệ bio-printing (in ấn sinh học). Công ty này đã thành công trong việc tạo ra thịt nhân tạo thông qua máy in 3D. Quá trình in thịt tương tự như các quá trinh in vật dụng 3D khác: sử dụng các tế bào sống và sau đó tiến hành phát triển thành các bắp thịt và đắp dần lên từng lớp. Tuy nhiên công trình này đang mới khởi đầu, giá thành mỗi kg thịt hơn 1.000 USD, dự kiến trong tương lai là một trong những thực phẩm thay thế.

ung dung in 3D 5

Thức ăn được tạo ra nhờ công nghệ in 3D

Các nhà nghiên cứu của Đại học Exeter (Anh) đã chế tạo ra máy in 3D cho ra các sản phẩm có chất liệu là socola. Hay như 1 cặp vợ chông người Mỹ đã sử dụng chiếc máy in 3D để thay thế lò nướng làm ra các sản phẩm có nguyên liệu từ đường.

Ngoài lĩnh vực thực phẩm thì công nghệ in cũng phát triển mạnh trong ngành sản xuất.  Theo báo Wall Street thì 3 nhà sản xuất xe hơi lớn của Mỹ là Ford, GE và Mattel đang sử dụng  in ấn 3D để cắt giảm chi phí và thời gian sản xuất trong giai đoạn tạo mẫu

Ford sử dụng công nghệ in 3D trong việc chế tạo các đầu xi-lanh được sử dụng trong động cơ EcoBoost (động cơ sử dụng trong xe đua) nhằm giảm nhiên liệu tiêu thụ. Công đoạn này đã giảm khoảng 20-45%  thời gian sản xuất. Còn GE thì ứng dụng công nghệ in 3D trong quá trình sản xuất đầu dò siêu âm, giúp cắt giảm khoảng 30% chi phí hoạt động.

(Nguồn PCWorld)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Article "tagged" as:
  Categories: