Phương tiện giao thông đường sắt

Tháng Tư 21 09:00 2014

Triển khai thực hiện điều 38 luật giao thông đường sắt, ngày 28/10/2005, bộ trưởng bộ giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành quyết định số: 55/2005/Q Đ-BGTVT kèm theo quy định về “đăng ký phương tiện giao thông đường sắt”. Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006.

Phuong tien giao thong duong sat_01

Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã có văn bản số 181/CĐSVN-VTPC ngày 01/3/2006 và văn bản số 1157/CĐSVN-VTPC ngày 29/8/2008 hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt thực hiện việc đăng ký phương tiện. Đến nay, Cục Đường sắt Việt Nam đã đăng ký được 414 phương tiện giao thông đường sắt bao gồm các chủng loại sau:

Hơn 5000 toa xe khách và hàng của tổng công ty ĐSVN đã và đang hoạt động có đăng ký trước ngày 31/12/2005

Đường sắt Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp lâu đời của Việt Nam. Ngành Đường sắt Việt Nam ra đời năm 1881 bằng việc khởi công xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho dài khoảng 70 km. Chuyến tàu đầu tiên khởi hành ở Việt Nam là vào ngày 20 tháng 7 năm 1885. Những năm sau đó, mạng lưới đường sắt tiếp tục được triển khai xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam theo công nghệ đường sắt của Pháp với khổ đường ray 1 mét. Thời kỳ chiến tranh, hệ thống đường sắt bị hư hại nặng nề. Kể từ năm 1986, Chính phủ tiến hành khôi phục lại các tuyến đường sắt chính và các ga lớn, đặc biệt là tuyến Đường sắt Bắc Nam.

Sau khi chuyển đổi cơ cấu và chuyển sang cơ chế thị trường, Đường sắt Việt Nam bắt tay vào chương trình khôi phục và hiện đại hoá Đường sắt với mục đích để Ngành Đường sắt trở thành một ngành vận tải hàng đầu của Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự tăng truởng kinh tế của đất nước và hoà nhập với các Đường sắt trong khu vực Đông Nam Á.
Đường sắt, đã từng bước nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, nâng cao an toàn và rút ngắn đáng kể thời gian chạy tàu. Các cầu và ga trên Đường sắt Thống Nhất đã được cải tạo và nâng cấp.

Từ năm 1989 đến ngày 4 tháng 3 năm 2003, ngành Đường sắt được cơ cấu lại thành một Doanh nghiệp Nhà nước với tên là Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, hoạt động trên nguyên tắc thị trường mở.

Từ ngày 7 tháng 7 năm 2003, Đường sắt Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức mới bao gồm: Cục Đường sắt Việt Nam – Cơ quan Quản lý Nhà nước về đường sắt; và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam – Doanh nghiệp Nhà nước, trong đó khối vận tải bao gồm 4 đơn vị chính là Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội, Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Sài Gòn, Công ty Vận tải Hàng hoá Đường sắt và Trung tâm Điều hành Vận tải Đường sắt. Năm 2004, Quốc hội đã thông qua Luật Đường sắt. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, ngành Đường sắt có bộ luật điều chỉnh lĩnh vực của ngành.

(Nguồn: vnra.gov.vn/ wikipedia)

Bình luận hay chia sẻ thông tin