Trong suốt những năm qua máy móc công nghiệp phát triển và không ngừng cải tiến hàng năm, các nỗ lực bảo trì, bảo dưỡng để ngăn chặn sự hao mòn, hư hỏng của máy móc và thất thoát năng lượng vẫn đang tiếp tục được tìm kiếm.
Có rất nhiều phương pháp chống hao mòn, hỏng hóc đã được đưa ra và đã có tác dụng làm giảm đáng kể lượng chi phí sửa chữa. Để giảm hao mòn cần xác định dạng hao mòn hay hư hỏng từ đó chọn phương pháp ngăn ngừa và kìm hãm, có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
Biện pháp kết cấu (thiết kế) – Xác định kích thước và hình dạng bề mặt làm việc – Chọn loại ma sát trong các ổ đỡ – Lựa chọn hợp lý các vật liệu của các cặp ma sát (các bề mặt tiếp xúc). Hiện nay các hợp kim có gốc Fe, Cu, Zn, Sn, Pb được sử dụng khá phổ biến trong việc chế tạo các cặp ma sát – Hoàn thiện biện pháp điều chỉnh nhiệt độ, đảm bảo bôi trơn và làm mát tốt
Chọn hệ thống bôi trơn hợp lý – Bố trí các phương tiện hay các thiết bị lọc không khí và dầu bôi trơn cũng như các thiết bị làm kín: phải có thiết bị ngăn chặn hạt mài và các tạp chất rơi vào vùng làm việc.
Các biện pháp công nghệ: Tăng tuổi thọ chi tiết bằng các biện pháp nhiệt luyện hay xử lý bề mặt – Làm cứng, nguội bề mặt nhiệt luyện – Sử dụng biện pháp hóa bền (Phương pháp nhiệt-hóa) như: xementit hóa, thấm nito (hay ni tơ hóa), thấm xyanua,…Thấm Cr, thấm bazo, thấm niôbi, thấm vanadi và thấm silic… làm cho lớp bề mặt có độ bền mòn cao. – Mạ, hàn đắp, hay phun đắp
Các biện pháp khi sử dụng – Tận dụng tối đa khả năng chạy rà các cặp chi tiết đã qua tiếp xúc để đảm bảo độ ăn khớp tốt. Kiểm tra độ đồng tâm, tổ hợp các chi tiết. Cần phải chạy rà trước khi vận hành rồi sau đó tăng dần tải trọng. – Theo dõi tỉ mỉ các hoạt động của các cơ cấu máy và máy: khi đi khỏi chỗ làm việc cần phải tắt máy; khi hết ca làm việc phải tắt động cơ và đưa các tay gạt về vị trí không làm việc; lau sạch bụi bẩn,…. – Tẩy rửa nhiều lần chi tiết và cụm chi tiết. Đảm bảo vệ sinh máy móc khi vận hành. – Kiểm tra khe hở các chi tiết hoạt động tiếp xúc nhau. Kiểm tra độ ăn khớp cần thiết giữa các chi tiết. – Đảm bảo thay thế độ bôi trơn: Dầu mỡ phải sạch, phải lọc sạch dầu khi sử dụng, phải thay dầu đúng kỳ hạn,…Phải dùng đúng loại dầu mỡ. – Đảm bảo đủ điều kiện chất bôi trơn, chất làm mát theo yêu cầu . – Bảo vệ bề mặt làm việc bằng bôi trơn, sơn phủ, che đậy bụi,… – Không sử dụng khí quá nhiệt, phải sử dụng khí sạch,…. – Kiểm tra nghiêm ngặt chất làm mát: nước, dầu, mỡ,.. – Kiểm tra máy thường xuyên, phát hiện và sửa chữa máy kịp thời các hư hỏng và sai lệch. – Trong thời gian vận hành không được làm việc quá tải.
Các biện pháp nâng cao độ bền chi tiết – Chọn vật liệu bền để thay thế, chọn quy trình vận hành máy hợp lý – Thường xuyên kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng máy tốt.
(Nguồn: nangsuatxanh.vn)