Hiện tại hệ thống thông tin đường sắt gồm các thành phần: Truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch, hệ thống điện báo & fax, điện thoại chuyên dụng, hệ thống thông tin vô tuyến, hệ thống cấp nguồn cho thiết bị thông tin.
Đoàn tàu 16 toa đi qua đèo Hải Vân
1. Truyền dẫn Hệ thống tải ba dây trần cột bê tông kết hợp cáp đồng đường dài Dùng để tổ chức các loại hình thông tin như: thông tin đường dài, thông tin tin khu vực, thông tin chuyên dùng (gồm điều độ chạy tàu và dưỡng lộ – các ga, thông tin truyền dẫn tín hiệu điều khiển chạy tàu, thông tin cho các gác ghi, chắn đường ngang).
Đường dây trần cột bê tông: là các tuyến đường dây cột trần bê tông 1, 2, hoặc 3 xà 8 đôi dây hoặc 1, 2 xà 4 đôi dây. Chất liệu sử dụng của các đôi dây dẫn là dây lưỡng kim (ruột đồng có vỏ ngoài tráng kẽm) đường kính 3 ly, hoặc dây sắt mạ kẽm đường kính 4 ly.
Tổng số km đường dây trần hiện tại của toàn ngành đường sắt do năm công ty quản lý gồm: 2.620km trục đường dây trần thông tin.
Đường cáp đồng: Trên toàn mạng viễn thông của ngành đường sắt Việt nam hiện tại đang quản lý hơn 370 km cáp ngầm và cáp nhựa treo, chủ yếu gồm cáp đồng phân nhóm 4 loại 4*4*1,2mm, 7*4*1,2mm hoặc cáp cao tần 1x4x0,9 phục vụ truyền dẫn đường dài tại các điểm nhập ga, trạm ở các trung tâm thông tin có mật độ dân cư lớn, địa hình phức tạp không có khả năng xây dựng đường dây trần; và cáp đồng nội hạt loại xoắn đôi từ 10x2x0,5 đến 200x2x0,5 sử dụng cho thông tin nội hạt tại tất cả các ga dọc tuyến đường sắt.
Thiết bị máy tải ba – Thiết bị truyền dẫn thông tin đường dài hiện dùng thiết bị tải ba (ghép kênh theo tần số, công nghệ analog) dung lượng 3 – 12 kênh thông tin trên mỗi đôi dây trần do Hung-ga-ri sản xuất từ những năm 1970 chủng loại VBO-3 hoặc VBO-12. – Vào năm 2000 có trang bị bổ xung một số cặp máy tải ba mới loại LVK-12M-2 dung lượng12 đường của Hung-ga-ri và ZDM-3 dung lượng ba đường của Trung quốc, công nghệ tương tự kiểu cũ. – Hiện nay đường sắt Việt Nam đang sử dụng một luồng E1 (30 kênh) tuyến trục HN-ĐN-SG bằng cáp sợi quang kết quả của sự hợp tác giữa quân đội và đường sắt. – Thuê kênh viễn thông quốc gia:
Đường sắt sử dụng các dịch vụ của bưu chính viễn thông quốc gia ở các thành phố và trung tâm lớn, thông qua các đường trung kế nội hạt và các kênh thuê riêng của VNPT kết nối với các tổng đài đường sắt. Ngoài ra do nhu cầu sử dụng, đến nay có rất nhiều thuê bao điện thoại cố định và thuê bao di động được phía đường sắt thuê của bưu chính quốc gia để phục vụ công tác hành chính liên quan đến vật tải và tổ chức chạy tàu.
Tuy nhiên, việc khai thác các kênh truyền từ mạng bưu chính quốc gia để phục vụ cho công tác chỉ huy chạy tàu gặp nhiều bất cập về khả năng đáp ứng của hệ thống viễn thông quốc gia đối với các khu vực nhà ga nằm xa trung tâm dân cư, đòi hỏi phải đáp ứng thông tin liên tục suốt dọc các tuyến đường sắt. Đặc biệt là về chi phí thuê kênh hiện tại mà ngành đường sắt phải chi trả cho mức độ sử dụng hạn chế đã là rất cao.
– Một số loại hình truyền dẫn thông tin công nghệ mới + Hệ thống vi ba: vi ba 34 Mbps của SIS – NORTEL, vi ba 2 Mbps AWA, vi ba GCOM-TVH8 của Nhật + Hệ thống nhân kênh: tổng công ty (TCT) Đường sắt Việt Nam đã triển khai nghiên cứu và ứng dụng thành công dự án nhân ghép nhiều kênh thoại trên một kênh 64 Kbps của Bưu điện để tổ chức thông tin thoại giữa ba điểm Hà nội, Đà nẵng, Sài gòn. Hiện nay hệ thống này đang sử dụng kênh cáp quang của đường sắt -QĐ hợp tác để nhân kênh phục vụ thông tin trong ngành.
2. Thiết bị chuyển mạch
Thiết bị chuyển mạch cung cấp mạng truyền thông (hình minh họa)
Hiện tại trên 34 nút chuyển mạch của mạng viễn thông đường sắt được bố trí các tổng đài chuyển mạch kiểu nhân công (cộng điện) hoặc tổng đài điện tử số PABX.
Biên mã: TCT Đường sắt Việt nam đã ban hành:”Qui định biên mã điện thoại tự động trong ngành đường sắt” số 819/QLCSHT đường sắt ngày 24/9/1996. Qui định này đáp ứng được việc cung cấp kế hoạch đánh số thống nhất dùng cho mạng điện thoại đưòng sắt hiện tại.
3. Hệ thống điện báo, fax Tại hầu hết các trung tâm thông tin đường sắt hiện tại đều được trang bị máy fax loại Canon Fax 450. Các máy fax này sử dụng qua các đường kết nối thuê bao xa của các tổng đài tự động, hoặc kết nối trực tiếp qua các đường trung kế, hoặc qua đường bưu điện.
Tại một số trạm thông tin nhỏ do không có đường kết nối tự động, nên vẫn phải sử dụng hình thức truyền thoại.
4. Điện thoại chuyên dụng Đường sắt Việt Nam sử dụng các loại thông tin chuyên dụng sau: – Hệ thống điện thoại điều độ: là loại YD-III-2 do Trung quốc chế tạo đa số được sử dụng từ những năm 70. – Hệ thống điện thoại đóng đường: Hiện tại ngành đường sắt dùng riêng một đôi dây riêng để chuyển tín hiệu chạy tàu (tín hiệu đóng đường) giữa các ga. Mỗi ga có một tên hiệu trao đổi thông tin giữa các thiết bị kiểm soát việc trao an toàn chạy tàu giữa hai ga kế cận. Đảm bảo việc thực hiện biểu đồ chạy tàu và an toàn cho các đoàn tàu . – Hệ thống điện thoại các ga và dưỡng lộ âm tần: Thông tin điện thoại dưỡng lộ – các ga âm tần. Thiết bị sử dụng loại tổng đài dưỡng lộ âm tần YG1 do Trung quốc chế tạo, – Hệ thống điện thoại ghi, chắn đường ngang: sử dụng điện thoại nam châm hoặc hệ thống điện thoại tập trung trong ga CZH cho phép kết nối giữa ga và gác chắn đường ngang, thông tin trong ga (giữa phòng trực ban ga và gác ghi)
5. Hệ thống điện thoại hội nghị Hiện tại hệ thống đang được sử dụng trong phạm vi của các công ty vận tải đường sắt khu vực tới 1 số điểm, và phục vụ mạng giao ban điện thoại truyền hình của toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho ba điểm: Hà nội, Đà nẵng, Sài gòn.
6. Hệ thống thông tin vô tuyến Bao gồm hai loại: – Thông tin vô tuyến sóng ngắn: sử dụng thiết bị ICOM 700TY, trên các tần số: 14.30 MHz, 7.890 MHz, 7.314 MHz, 5.735 MHz, truyền thoại hoặc điện báo kiểu Morse trong các trường hợp khẩn cấp như bão lụt, tai nạn. – Sóng cực ngắn: sử dụng thiết bị của ICOM hoặc Motorola, băng tần VHF/UHF, sử dụng ở một số ga lớn phục vụ tác nghiệp trong ga liên lạc giữa trực ban ga và các chức danh hoạt động phục vụ chạy tàu trong ga.
Thành phần hệ thống thông tin
7. Hệ thống cấp nguồn cho thiết bị thông tin Hệ thống cho phép cấp nguồn cho các thiết bị thông tin như tổng đài, máy tải ba, vi ba … trong các trung tâm thông tin và cho các thiết bị thông tin trong ga như phân cơ điều độ, tổng đài điện thoại tập trung CZH.
Hệ thống bao gồm: nguồn điện xoay chiều sử dụng chung với mạng lưới điện của các nhà ga, điện một chiều cấp từ các tổ accu kiềm hoặc axit, nguồn dự phòng (máy nổ).
8. Một số hệ thống khác – Hệ thống thông tin phục vụ hành khách: + Hệ thống loa phóng thanh trong ga: được trang bị ở hầu hết các ga trên các tuyến đường sắt, phục vụ thông báo các thông tin cần thiết cho hành khách và một số tác nghiệp trong ga. + Hệ thống thông báo tự động qua điện thoại: đây là loại hình mới được triển khai lắp đặt thử nghiệm ở một số ga lớn như Hà nội, Đà nẵng, Sài gòn, Huế, Vinh … Hệ thống cho phép hành khách qua mạng điện thoại nội hạt đường sắt hoặc điện thoại bưu điện khu vực quay số đến trung tâm dữ liệu để lấy các thông tin về giờ tàu, giá vé …
– Mạng máy tính đặt chỗ bán vé: được triển khai xây dựng năm 2001 tại mười điểm: Hà nội, Nam định, Thanh hoá, Vinh, Đồng hới, Huế, Đà nẵng, Diêu trì, Nha trang, Sài gòn. Toàn bộ thiết bị phần cứng và chương trình phần mềm do Trung quốc cung cấp, sử dụng các đường 64 Kbps thuê của Bưu chính viễn thông quốc gia.
D. Hệ thống tín hiệu 1. Loại hình thiết bị tín hiệu
Tín hiệu cánh về ban đêm dùng đèn dầu thắp sáng (do nhiều nguyên nhân) tầm nhìn rất hạn chế, buộc tài xế phải giảm tốc độ để quan sát tín hiệu.
Thiết bị tín hiệu đường ngang
Đặc biệt trên tuyến đường sắt Thống nhất có 165 ga thì có 20 ga đèn màu, ghi động cơ; 145 ga đèn màu, ghi khoá điện. Toàn tuyến sử dụng phương thức đóng đường nửa tự động với tổng chiều dài 1.726km. Lệnh tốc độ chạy tàu trên tuyến lớn nhất là 90 Km/h. Các thiết bị tín hiệu trên sẽ tạo điều kiện để ứng dụng tín hiệu đầu máy và dừng tàu tự động trên đường sắt.
Hiện nay đường sắt Việt Nam đang triển khai dự án nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu đoạn Hà Nội-Vinh (giai đoạn hai) dùng vốn ODA của Pháp và dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin truyền thông Vinh – Sài Gòn (giai đoạn một) dùng vốn ODA của Trung Quốc.
2. Thiết bị liên khoá trên ga Trên toàn mạng lưới đường sắt Việt Nam có các loại liên khóa sau: – Tín hiệu cánh + ghi cơ khí/ghi hộp khóa điện – Tín hiệu đèn màu + ghi hộp khóa điện – Điện khí tập trung sử dụng liên khóa kiểu rơle (6502) theo mô hình của Trung Quốc – Điện khí tập trung sử dụng liên khóa vi xử lý – Điện khí tập trung sử dụng liên khóa máy tính
3. Thiết bị đóng đường khu gian Từ đầu năm 1971 đường sắt Việt Nam xây dựng được một khu gian đóng đường tự động: khu gian Hà Nội – Gia Lâm. Trong suốt thời gian vừa qua hệ thống thiết bị này phát huy tác dụng lớn góp phần giải quyết năng lực thông qua trên khu gian yết hầu tập trung tàu chạy từ bốn tuyến phía bắc sông Hồng về Hà Nội.
Điều khiển tín hiệu ga đường sắt bằng máy tính
4. Tín hiệu khác trên khu gian – Tín hiệu phòng vệ các địa điểm nguy hiểm, cầu chung giữa đường sắt và đường bộ do nhân viên gác cầu, gác hầm điều khiển – Tín hiệu ngăn đường đặt trước các đường ngang có người gác. Bình thường trên tín hiệu ngăn đường không sáng đèn: cho phép tàu chạy bình thường. Khi trên đường ngang có chướng ngại cản trở việc chạy tàu, nhân viên gác đường ngang bật sáng đèn đỏ trên tín hiệu ngăn đường nhằm cấm các tàu đi vào đường ngang. – Hệ thống thiết bị tín hiệu đường ngang cảnh báo tự động đã xây dựng.
5. Tín hiệu khác trên ga, bãi lập tàu Do chưa có các bãi lập tàu hoặc dốc gù dồn tàu, đường sắt Việt Nam chưa có các tín hiệu phù hợp với các bãi với công dụng riêng.
(Nguồn: vnra.gov.vn)
Các bạn đang xem “phần 2” của loạt bài “Hiện trạng kết cấu hạ tầng đường sắt Việt Nam”, để xem “phần 1” vui lòng nhấn vào đây.