Phần lớn các tàu điện ngầm thường chạy trên những đoạn đường cố định trong nhiều năm, kể từ khi tàu điện ngầm bắt đầu hoạt động. Thời tiết và hành lý hành khách mang theo cũng góp phần tác động đến đường ray.
Phần đường ray của tàu điện ngầm thành phố New York được làm từ các đoạn thép carbon có chiều dài 11,8m, chiều cao là 13,9cm và chiều rộng 6.35cm. Những đoàn tàu nặng 400 tấn chạy trên vasv đường ray 24 giờ mỗi ngày suốt tuần. Một số trường hợp, nhiệt độ bên ngoài tàu được ghi nhận vào khoảng từ 240C trong tháng một cho tới 390C trong tháng bảy. Các phần nối của các đoạn đường ray luôn chịu được các ảnh hưởng của thời tiết như mưa, tuyết, mưa đá và các loại thời tiết khác hàng năm.
Bản vẽ kết cấu và bộ phận cảm biến của đầu tàu kiểm tra tự động – Geometry train
Các yếu tố trên luôn có tác động đến bề mặt và các liên kết của đường ray, nếu đường ray bị hư hại hoặc trục trặc thì chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến việc di chuyển của tàu. Vì lý do này, các nhân viên đường sắt phải liên tục theo dõi sát sao tình trạng của của đường ray. Để làm được điều đó, họ sử dụng đầu tàu kiểm tra tự động (geometry train).
Hệ thống tàu hỏa và tàu điện trên khắp thế giới thường sử dụng đầu tàu kiểm tra tự động để theo dõi tình trạng của đường ray. Đó là những đầu tàu có thể chạy những đoạn đường dài trên đường ray, được gắn laze ở phía trước và phía dưới để làm ứng dụng cảm biến kiểm tra đường ray. Ở New York, các đầu tàu kiểm tra tự động chạy không ngừng nghỉ, các nhân viên bên trong sẽ phân tích các phép đo và sẽ đặt báo cáo yêu cầu sửa chữa nếu có đoạn liên kết nào bị tách ra quá 3,1cm.
Đầu tàu kiểm tra tự động cũng có thể giúp nhân viên trách được hỏa hoạn trong đường hầm tàu điện ngầm. Rác hoặc các đồ vật khác gần đường ray có thể bắt lửa và nhanh chóng xả khói đầy khắp đường hầm. Để trách điều này, các nhân viên dùng cảm biến hồng ngoại để xác định các điểm phát nhiệt gần đường ray, nếu phát hiện bất kỳ ngọn lửa nào họ sẽ dùng bình chữa cháy dập tắt nó ngay.
Trong những nhân viên giám sát đường ray thì chỉ có một số ít người kiểm tra lỗi để giữ cho đường ray hoạt động liên tục, các nhân viên còn lại là nhân viên an ninh và nhân viên y tế khẩn cấp. Hệ thống tàu tự động chỉ sử dụng các giám sát viên làm việc trong phòng điều khiển, còn hệ thống tàu vận hành do con người bao gồm cả người lái trực tiếp và trong phòng điều khiển. Ngoài ra, tàu điện ngầm còn có một người quản lý ngân sách duy trì hoạt động tàu điện cũng như nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất.
Nhiều tàu điện ngầm không hề tự chủ về tài chính mà phải dựa vào trợ cấp của chính phủ để duy trì hoạt động kinh doanh. Ví dụ như ở New York, khoảng một nửa chi phí để vận hành tàu điện đến từ tiền vé của hành khách, vì vậy để giữ cho tàu điện hoạt động thì cần phải liên hệ với các cơ quan chức năng và làm những thủ tục, quy trình để được nâng cấp.
Trạm tàu điện ngầm và các vấn đề tồn đọng Trạm tàu điện ngầm là một thiết kế mở rộng của đường hầm mà từ đó hành khách có thể ra vào tàu điện. Phần lớn các trạm tàu điện bao gồm máy kiểm soát vé để ngăn ngừa đột nhập bất hợp pháp và cầu thang, thang máy hoặc thang cuốn để đưa hành khách trở lại mặt đường. Nhiều hệ thống tàu điện ngầm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đặc biệt hoặc hình ảnh của chính quyền địa phương tại các trạm tàu điện.
Ở các hệ thống tàu điện ngầm cũ hơn thì có nhiều trạm ở giữa tuyến không được tàu dừng lại để đón trả khách. Chính quyền có thể sẽ đóng cửa những trạm ít được sử dụng hoặc những trạm bị lỗi thời do có các trạm mới hiện đại hơn được sử dụng.
(Theo HowStuffWork)