Có phải đầu tư khai thác khí thiên nhiên thu hút hơn năng lượng tái tạo?

Tháng Sáu 22 13:30 2014

Theo tổng thống Mỹ Barack Obama, khí đốt tự nhiên sẽ là cầu nối từ than đá đến năng lượng sạch trong tương lai. Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng nó có thể là “cây cầu” không dẫn đến đâu cả.
Nếu Mỹ còn sử dụng nhiều khí đốt tự nhiên thì năng lượng gió và năng lượng mặt trời vẫn ít được quan tâm. Những nghiên cứu mới về năng lượng tái tạo cho thấy mức sụt giảm 5% ở miền Bắc nước Mỹ năm 2013 lên đến 56 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2010 (theo Bloomberg New Energy Finance).

Trước đó, các công ty dầu khí ở Bắc Mỹ đã chi 168.2 tỷ USD để đầu tư cho khai thác, gần gấp đôi năm 2009 (số liệu từ Bloomberg). Fracking – quá trình làm nổ nước, cát và hóa chất bên dưới hàng dặm lớp đất đá để tìm khoáng sản đã giúp đẩy nhanh quá trình thu hoạch khí thiên nhiên trong bảy năm gần đây. Hoạt động đó không những tốn kém chi phí nhiều hơn kiểu khoan thông thường mà còn làm trái đất nóng lên (theo cơ quan bảo vệ môi trường).

Năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng rẻ hơn sẽ không còn được hỗ trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ vì sự cảnh báo mất kiểm soát với biến đổi khí hậu. Mọi người ở Washinton đều nghĩ rằng khí đốt là một “vị cứu tinh” nên đã không chú ý đến cuộc cách mạng năng lượng tái tạo nhưng Trung Quốc đã không bỏ qua điều đó (theo Hal Harvey, giám đốc điều hành đổi mới năng lượng cúa Sanfrancisco). Nghien cuu san xuat khi thien nhien hay nang luong tai tao_01

Nguồn vốn
Các cuộc cách mạng về đá phiến sét đã khiến nước Mỹ quên đi sự phát triển năng lượng hơn ba thập kỷ qua (theo EIA), nó cũng thay đổi cách thức đầu tư của người Mỹ. James Mc.Dermott, giám đốc điều hành của một tập đoàn năng lượng tái tạo nói “Công ty tài chính của ông ấy ở Losangerles quản lý hơn 750 triệu đô nhưng hầu hết đều chỉ phát triển được ở nước ngoài”. Công nghệ phân rã thủy đã giúp các công ty kiếm nhiều tiền từ dầu khí.

Từ năm 2012, nhà đầu tư đã kiếm được 2,3 tỷ đô từ quỹ SPDR vốn chỉ đầu tư vào các công ty dầu khí. Cũng trong cùng kỳ, các nhà đầu tư rút 32.5 triệu đô từ danh mục các quỹ năng lượng sạch. Các giao dịch lớn nhất gắn liền với quỹ năng lượng tái tạo. Nghien cuu san xuat khi thien nhien hay nang luong tai tao_02

Nhà Trắng
Theo khảo sát vào tháng chín của trung tâm nhiên cứu PEW trụ sở chính tại Washinton, sự thật là các cối xoay gió cao như tòa nhà 40 tầng vẫn đang được xây dựng và nhiều hơn nữa là ở Great plain, các tấm pin năng lượng mặt trời suất hiện trên các mái nhà ở Mỹ, có cả nhà Trắng sản xuất nhiều năng lượng dạng này hơn cả từ trước tới nay.

Năng suất của năng lượng mặt trời
Ở Trung Quốc là một câu chuyện khác, đất nước dùng nhiều than đã gây ô nhiễm môi trường, gió ở đất nước này cho điện năng với công suất 91.412,9 MW năm 2013, mức cao nhất và tăng 21% so với năm trước đó (theo hội đồng năng lượng gió toàn cầu). Năng suất điện mặt trời ở đây nhiều hơn gấp đôi mỗi năm năm (theo Bloomberg).Công suất phát triển vượt bật so với năm 2013 và hiện đứng thứ hai sau Đức.

Trung Quốc cũng đang chuyển dần sang sử dụng khí đốt để hạn chế sử dụng than, nước nắm giữ trữ lượng khí đốt tiềm tàng nhất thế giới nhưng công nghệ khai thác lại đi sau một thập kỷ. Do đó, Trung Quốc đang chi tiền gấp bốn lần Mỹ để phát triển khai thác khí đốt.

Nghien cuu san xuat khi thien nhien hay nang luong tai tao_03

Năng lượng sạch
Các công ty năng lượng sạch Trung Quốc đã phát triển vốn chủ sở hữu hơn một tỷ đô trong năm 2014, tăng 46% so với năm ngoái và nhiều hơn 2% so với đối thủ Mỹ. Về phần các công ty năng lượng sạch của Mỹ cũng phát triển nguồn vốn kỷ lục đạt 2,9 tỷ đô năm 2013. Tuy nhiên các công ty nhiên liệu hóa thạch lại có giá trị cổ phiếu tăng hơn 14 lần trước đó.

Sản lượng dầu khí của Mỹ đang được phục hồi sau nhiều thập kỷ suy giảm. Công nghệ phân rã thủy lực và khoan đá đã giúp nước này vượt qua Nga và Ả-rập Xê-út thành nước sản xuất dầu khí lớn nhất năm 2013 (theo bộ năng lượng Mỹ).

(Theo Renewable Energy World)

Bình luận hay chia sẻ thông tin