Trong thế kỷ 21, Nga tiếp tục nâng cao tiềm lực thương mại và triển vọng kinh tế. Cơ sở hạ tầng đường sắt (ĐS) giữ một vai trò chiến lược quan trọng của đất nước.
Không có gì ngạc nhiên khi Nga có mạng ĐS dài thứ hai thế giới 85.000 km. ĐS Nga chiếm gần 90% lượng hàng hóa luân chuyển, không kể đường hầm.
Trong khi toàn mạng ĐS tập trung cho phát triển kinh tế đất nước thì cơ sở hạ tầng và tàu xe cũ kỹ, lạc hậu lại là một cản trở lớn cho phát triển. Hậu quả của một thời gian dài thiếu đầu tư đã để lại nhiều đoạn tắc nghẽn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực vận tải, bóp nghẹt khả năng trở thành chủ lực trong xuất khẩu của các công ty Nga.
Cải tổ cơ cấu đường sắt: RZD thay cho Bộ đường sắt Trước những thách thức trên, nước Nga và cơ sở quốc doanh độc quyền ĐS Nga (RZD) đã tiến hành hàng loạt cải tổ. Quá trình cải tổ bắt đầu từ chương trình cải tổ cơ cấu ĐS phát động từ năm 2001 với việc thành lập RZD, thừa kế toàn bộ tài sản và khai thác chạy tàu của Bộ đường sắt trước đây, cùng với kế hoạch tổ chức lại và tư nhân hóa một phần công nghiệp ĐS Nga.
Năm 2008, cải tổ còn được tăng cường thêm bằng việc phê chuẩn chiến lược phát triển vận tải ĐS Liên bang Nga đến năm 2030.
Kế hoạch hiện đại hóa trong những thập kỷ tới còn cho ta những con số “khủng”, như đến 2030, xây dựng 20.000 km đường mới, nâng cấp 13.800 km cho tàu hàng nặng, mua 23.300 đầu máy hiện đại, 29.500 toa khách và gần 1 triệu toa hàng.
Những dự án và mục tiêu lớn Phát triển cao tốc Nga tập trung vào hiện đại hóa các tuyến tàu khách. Cao tốc đã được đưa vào thử nghiệm với tàu cao tốc Sapsan chạy giữa St Petersburg và Moscow từ 2009. RZD đang có kế hoạch dành 35 tỷ USD cho hành lang dành riêng cao tốc giữa hai thành phố trên, việc cấp vốn đang được dàn xếp. Vào cuối năm 2015, RZD sẽ có 2.500 km cao tốc chạy giữa Moscow và Kiev, Minsk và Kursk.
Về vận tải hàng, các dự án hiện đại hóa và nâng cấp cũng như mua sắm đầu máy toa xe không những nâng vị thế của ĐS Nga thành nhà xuất khẩu chính cho các quốc gia láng giềng Âu, Á mà còn trở thành một “cầu vận tải” giữa các nước trên.
Công ty ĐS đang nâng cao những hành lang tàu hàng Đông – Tây chủ chốt, như ĐS Xuyên Xibêri, là tuyến có tiếng là rẻ và nhanh trong chuyên chở hàng hóa giữa Á và Âu. RZD dự định giảm thời gian chạy tàu xuống còn bảy ngày vào năm 2015, với tốc độ bình quân 1.200 km/ngày.
Từ 2009 đến 2012, khối lượng vận tải từ 22 triệu tấn đã tăng lên 33 triệu tần, số lượng container tăng gấp đôi, năm 2012 đạt con số 238.200 TEU, trong đó 48.300 TEU hướng Đông Tây.
Mở cho đầu tư nước ngoài Rõ ràng, chương trình hiện đại hóa của RZD đã đạt được những kết quả rất khả quan và tạo nên một bức tranh tươi sáng cho tương lai ĐS. Nhưng kèm theo những con số “khủng” của chương trình là những con số “khủng” về chi phí. RZD ước tính, ít nhất cần 11 tỷ rúp (khoảng 353 tỷ USD) đầu tư cho ĐS Nga để hoàn thành các mục tiêu đến năm 2030.
Như vậy, dù có được sự hỗ trợ của liên bang và địa phương, RZD cũng không thể đáp ứng được chi phí đó. Vậy lấy vốn ở đâu? Câu trả lời là mở cho đầu tư nước ngoài
Nga đã có được đầu tư ban đầu của châu Âu trong phát triển mạng ĐS, bằng chứng là việc phát hành Eurobond (trái phiếu vô danh châu Âu) của RZD. Ngân hàng Phát triển và Tái thiết châu Âu (EBRD) đã đầu tư trên 1,6 tỷ USD cho 13 dự án ĐS Nga từ khi phát động cải tổ năm 2001, gần đây nhất, năm 2012, EBRD đã cho tập đoàn vận tải hàng ĐS tư nhân Globaltrans vay 78,6 triệu USD để mua 10.000 toa hiện đại.
RZD và các tập đoàn khác của Nga đã hợp tác với một số công ty ĐS lớn ở châu Âu, đặc biệt trong việc chế tạo đầu máy toa xe. Siemens của Đức cung cấp cho Nga tàu cao tốc Sapsan, một dạng tàu Velaro cải biên. Cùng với tám tàu Sapsan chạy tuyến St Petersburg – Moscow, RZD còn đặt mua tám tàu Velaro khác.
Mở cho đầu tư tư nhân Thực tế là còn nhiều việc phải làm để Nga tận dụng được những điều kiện thuận lợi của mạng ĐS trong những thập ký tới. Tư nhân hóa RZD và các chi nhánh cùng với tài sản vẫn còn có điểm bất đồng giữa các quan chức chính phủ và ông Yakunin, người đứng đầu RZD, là tư nhân hóa bao nhiêu và bao lâu.
Mặc dù, tư nhân hóa là con đường nhanh nhất để mở cửa cho đầu tư tư nhân, giúp giải quyết thiếu vốn. Ông Yakunin bày tỏ quan ngại về sự thiếu ổn định của kinh tế toàn cầu và đã nêu lên lợi nhuận tiềm năng trong việc nắm quyền kiểm soát ĐS như một công nghiệp chiến lược. Chính phủ Nga chủ trương tư nhân hóa 25% trừ một khoản đóng góp của RZD vào cuối năm 2013, nhưng cả ông Yakunin lẫn bộ trưởng vận tải Maxim Sokolov đều cho là kế hoạch thiếu thực tế.
Tuy vậy, ĐS Nga vẫn đang tiến những bước vững chắc khi mà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư công cộng và tư nhân tiếp tục tăng. Bất kể là Nga dựa vào tư nhân hóa, vào sự tham gia của nước ngoài hoặc các nguồn khác thì đồng tiền bỏ ra đều rất xứng đáng, một khi công cuộc cải tổ một trong những mạng đường dài nhất thế giới này hoàn thành tốt đẹp.
(Nguồn: baoduongsat.vn)