Gia công kim loại tấm là hoạt động toàn cầu với nhiều công ty vận hành trong nhiều quốc gia trên thế giới. Những công ty này, gồm cả các công ty sản xuất ở châu Á, đang tiêu chuẩn hóa quy trình toàn cầu của họ, gồm cả sự hài hòa giữa các tiêu chuẩn an toàn và thực hành lao động. Theo ý nghĩa đó, an toàn và khoa học lao động gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số phát triển mới về an toàn và khoa học lao động được áp dụng cho các bộ phanh máy ép.
Quý vị đang xem “phần 3” của loạt bài “An toàn và khoa học lao động khi sử dụng máy ép kim loại”, để xem “phần 2” vui lòng nhấn vào đây.
Đúng thời điểm Nhu cầu sản xuất ngày càng tăng và giá nguyên vật liệu có nghĩa là công nhân thường xuyên chịu áp lực để đưa ra sản phẩm “đúng thời điểm”.
Nói chung, các vấn đề như biến thiên về chiều dày vật liệu và độ bền là các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của công nhân. Mọi đợt vật liệu được cung ứng đều có chiều dày hơi khác nhau và ngay cả loại máy tốt nhất cũng chỉ có thể làm việc với thông tin được cung cấp. Do đó, nếu máy được cho biết chiều dày vật liệu là 1.0mm và biến thiên trong khoảng 0,9 – 1.1 mm, kết quả cuối cùng cũng sẽ khác nhau.
Hệ thống tự động đo chiều dày tấm nhắm đến việc giải quyết vấn đề này theo phương pháp nhanh chóng và có thể được dùng cho mọi kiểu vật liệu. Công nhân vận hành xác lập dung sai, trong khoảng chấp nhận được trên bộ điều khiển của máy.
Tấm vật liệu được đưa đến thiết bị đo tự động, đặt kế bên các tay kẹp chuẩn, thiết bị sẽ tự động đo chiều dày vật liệu. Nếu kết quả đo nằm trong giới hạn dung sai, bộ điều khiển sẽ tự động điều chỉnh chương trình và xác định chiều dày “thực” thay vì chiều dày lý thuyết, từ đó sẽ nhận được kết quả chính xác hơn. Nếu vật liệu nằm ngoài khoảng dung sai được xác lập trước, máy sẽ không tác dụng lực uốn, do đó sẽ giảm phế phẩm và cải thiện năng suất. Toàn bộ quá trình này chỉ cần vài giây.
Khi có vấn đề về độ bền kéo và sự đàn hồi ngược, giải pháp có thể là hệ thống đo góc laser. Các hệ thống này tự động đo và hiệu chỉnh các góc trong quá trình uốn, bảo đảm mọi sản phẩm đều “đúng thời điểm đầu tiên”.
Khi làm việc với các chi tiết lớn, đòi hỏi mức chính xác cao, sẽ có lợi hơn khi không phải thực hiện các hiệu chỉnh để uốn, vốn yêu cầu phải xử lý các sản phẩm lớn, nặng và cồng kềnh, có thể dẫn đến vấn đề an toàn và làm cho công nhân mệt mỏi nhanh hơn.
Để giúp công nhân, hai cảm biến laser được lắp trên hai phía của bàn máy và được điều khiển bằng CNC. Hệ thống này liên tục giám sát và hiệu chỉnh trục Y dựa trên góc của sản phẩm và do đó sẽ bảo đảm sản phẩm có độ chính xác góc cao nhất. Hệ thống còn tự động điều khiển độ cong, đồng thời hiệu chỉnh độ đàn hồi ngược.
Hai hệ thống này (đo chiều dày tấm và đo góc bằng laser) cho phép cải thiện chất lượng, giảm rõ rệt sức lao động và độ mệt mỏi cho công nhân vận hành.
Chuyển tải vật liệu Đối với nhiều sản phẩm, quá trình uốn thực tế chưa hẳn là vấn đề, khó khăn đôi khi lại là chuyển tải vật liệu trước và sau khi uốn.
Chuyển tải vật liệu có thể đặt ra các vấn đề an toàn và gây ra áp lực không cần thiết đối với công nhân vận hành. Ngoài ra, các sản phẩm nặng và / hoặc cồng kềnh, nếu chuyển tải không cẩn thận, cũng có thể gây ra vấn đề về chất lượng. Vì lý do đó, nhà chế tạo đưa ra một loạt các đồ gá chuyển tải và uốn, một số được điều khiển bằng CNC.
Mỗi kiểu sản phẩm đều đặt ra các vấn đề khác nhau. Ví dụ, vật liệu mỏng có thể rất dẻo, cần có lực đỡ lớn hơn so với sức của công nhân khỏe trung bình. Đối với các chi tiết nặng, trọng lượng có thể vượt quá khả năng xử lý bằng tay và khoảng trọng lượng khả dụng.
“Đồ gá hỗ trợ uốn” khác với các giá đỡ tấm, chúng có thể chạy theo và đỡ chi tiết trong khi uốn. Đồ gá uốn CNC có thể được lập trình để chạy theo chi tiết trong quá trình uốn thực tế, thậm chí có thể tạm dừng để nén vật liệu khi cần lực uốn lớn. Tốc độ của các đồ gá này được đồng bộ hóa với quá trình uốn và được lập trình để tốc độ tương hợp với khả năng của công nhân vận hành. Một số đồ gá uốn còn có thể dễ dàng tháo ra và lắp lên máy khác, nếu cần thiểt.
Ảnh minh họa
Thực tế ảo tăng cường Một công nghệ mới trở nên khả dụng là thực tế ảo tăng. Điều này đang được khai thác trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Trong tương lai, thực tế ảo tăng sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn cho công nhân vận hành, giúp cho sự vận hành máy móc, kể cả máy ép, trở nên dễ dàng hơn.
Google là người dùng công nghệ này nhiều nhất để tìm kiếm. Trong ngành kim loại tấm, SafanDarley giới thiệu một phiên bản thử nghiệm của hiện thực ảo về vận hành máy ép thắng tại triển lãm Euroblech năm 2012 và họ giành được giải thưởng Innovation.
Đối với máy ép thắng, lĩnh vực áp dụng chính là chiếu lên máy và chiếu thông tin lên kính đeo mắt của công nhân vận hành. Điều này tương tự quy trình chiếu thông tin định vị vệ tinh lên kính chắn gió của xe hơi.
Với sự hỗ trợ của thông tin chiếu lên kính của công nhân vận hành, họ sẽ có khả năng thực hiện công việc tốt hơn. Các kính đeo mắt này có thể hiển thị thông tin bổ sung phía ngoài trường nhìn của công nhân, do đó họ không cần nghiêng đầu, chỉ tập trung vào các vị trí quan trọng, chẳng hạn màn hình hoặc bản vẽ, giúp họ hoàn toàn tập trung vào công việc trong khi uốn sản phẩm.
Nói chung, các thông tin dưới đây có thể được chiếu lên kính đeo mắt: – Vị trí các thanh kẹp chuẩn phía sau – Chuỗi thứ tự uốn và thông tin vị trí chi tiết – Các ghi chú, cảnh báo – Dữ liệu sản xuất – Hỗ trợ dịch vụ
Tóm lại, có bằng chứng cho thấy các công ty toàn cầu sẽ tiếp tục thực hiện quá trình hài hòa các nguyên công sản xuất. Thách thức đối với các nhà chế tạo máy móc và người dùng là bảo đảm sao cho an toàn và lao động khoa học luôn luôn đi trước mọi sự phát triển sản phẩm.
(Theo Cẩm nang gia công kim loại Việt Nam)