Theo điều tra nguyên nhân sự cố trong hệ thống thủy lực đã chỉ ra rằng phần lớn các hư hỏng (chiếm đến 70% – 80%) là do ảnh hưởng của độ bẩn dầu thủy lực gây nên.
Có ba loại nhiễm bẩn của dầu thủy lực: nhiễm bẩn chất rắn, nhiểm bẩn chất lỏng và nhiểm bẩn khí. Hư hỏng dễ thấy và có mức độ nguy hiểm nhất cho hệ thống là nhiễm bẩn chất rắn, có khả năng phá hỏng chi tiết thiết bị thủy lực nhanh chóng sau khi xâm nhập vào hệ thống. Để khắc phục được loại nhiễm bẩn chất rắn, cần phải mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.
Nhiễm bẩn chất rắn: bao gồm các hạt bẩn như cát, sỉ, các gỉ sét, hạt sắt bị bung ra trong thiết bị, chất cặn,… Với loại nhiễm bẩn này có thể nhận thấy hoặc không nhận thấy do kích thước của hạt bẩn nằm ngoài khả năng quan sát của mắt thường. Tuy nhiên ta có thể thấy được qua các thiết bị quan sát (như kính hiển vi). Các chất bẩn này được sinh ra theo hai hướng:
– Từ bên ngoài đi vào qua các khe hở của gioăng phớt làm kín hoặc do trực tiếp từ các bác thợ vận hành chủ động đưa vào (sử dụng dầu cũ hoặc bẫn trong quá trình đổ dầu vào thùng). – Từ bên trong hệ thống tự động sinh ra: nguyên nhân này chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố nhiễm bẩn lỏng và khí sinh ra, các thiết bị bị ôxy hóa hay xâm thực gây nên.
Nhiễm bẩn chất lỏng: là dầu thủy lực gốc bị pha lẫn các thành phần chất lỏng khác như nước, dầu mới bổ sung không đúng chủng loại, với loại nhiễm bẩn này ta dễ thấy được vì chúng đổi mầu của dầu ban đầu.
Nhiễm bẩn chất khí: không khí lọt vào trong dầu, ta dễ nhận thấy loại nhiễm bẫn này vì chúng tạo bọt khí trong thùng dầu cũng như các đường ống.
Hư hỏng do ảnh hưởng của nhiễm bẩn chất rắn
Hiện tượng xâm thực (mòn đều) toàn bộ chi tiết do hạt bẩn mịn (dưới 15µm)
Mòn xước sâu bề mặt làm việc do hạt bẩn lớn (trên 15µm)
(Nguồn: hydraulics.vn)