Để có thể hiểu được một cách rõ ràng hơn về Internet Vạn vật (Internet of Things – IoT), chúng ta cần phải xem xét những khía cạnh rất cụ thể. Chúng ta cần phải hiểu thế nào là phần cứng và phần mềm, các giao thức truyền thông và cách thức giao tiếp với người dùng của IoT. Đó những yếu tố then chốt mang đến tương tác ổn định và linh hoạt cho IoT, giúp nâng cao sản xuất, điều khiển và quản lý trong công nghiệp.
Từ máy móc đến máy móc Mỗi khi có thêm một điều mới được ghi vào bộ nhớ, các kết nối mới sẽ được tạo ra trong não bộ và làm cho hệ thống trở nên phức tạp hơn so với trước đây. Tương tự như vậy, IoT cũng dựa trên một nhóm những ứng dụng hoặc một nhóm những nút để thiết lập từng tác vụ đơn. Khi thảo luận về IoT, khái niệm “máy móc” ở đây phải được hiểu là gồm nhiều “máy móc” bởi nó cho thấy sự phức tạp trong kết nối của toàn bộ hệ thống.
Ví dụ, trong một dây chuyền sản xuất bánh quy, máy sản xuất bánh quy sẽ là trái tim của cả dây chuyền và máy này sẽ phải giao tiếp được với các phần tử trước đó cũng như các phần tử sau nó của quá trình sản xuất. Máy trộn, máy cắt và cả máy ép khuôn ở trong dây chuyền có thể nói chuyện với băng chuyền, hệ thống cấp kem hay cả máy đóng gói. Cấp độ truyền thông này cho phép dây chuyền sản xuất trở nên linh hoạt hơn và đa dạng hơn rất nhiều.
Bất kể chúng ta nói về dây chuyền sản xuất bánh quy, sản xuất ô tô hay nói về hệ thống lưới điện thông minh, IoT có những yêu cầu về truyền thông vượt qua cả những yêu cầu về tiêu chuẩn Client/Server hay các chuẩn truyền thông thông dụng khác hiện nay. Mỗi nút sẽ hoạt động giống như một “peer” – một thiết bị ngang hàng trong mạng. Mỗi tác động hay trạng thái của nó sẽ được thông báo cho các nút khác trong mạng biết.
Bên cạnh thực thi những tác vụ trung tâm, hệ thống sản xuất cũng sẽ được kết nối tới một cấp độ quản lý cao hơn. Tại cấp độ quản lý, dữ liệu sẽ được thu thập, phân tích, tính toán. Trên cơ sở đó, đưa ra các cảnh báo, dự đoán và các lệnh điều khiển phù hợp.
Một ngôn ngữ chung IoT sẽ chỉ hoạt động nếu sử dụng một ngôn ngữ tương thích với các hệ thống trong công nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, các ông lớn trong công nghiệp như AT&T, Cisco, General Electric, IBM và Intel đã thành lập một liên minh Internet công nghiệp vào năm 2014. Liên minh này sẽ hỗ trợ việc phát triển một truyền thông liên kết giữa các máy móc và các phân tích thông minh trong công nghiệp.
Liên minh hi vọng sẽ giảm bớt các chướng ngại vật cho sự phát triển của IoT bằng cách tạo ra một hệ sinh thái đầy triển vọng, hứa hẹn mang lại sự thống nhất và sự tiên tiến. Bước tiếp theo là thực hiện sự tương kết và các tiêu chuẩn mở, cho phép các máy móc và hệ thống từ các nhà chế tạo thiết bị gốc có thể truyền thông và giao tiếp với các máy móc và hệ thống khác.
Mới và cũ Có lẽ một trong những thử thách lớn nhất khi thực hiện IoT là vấn đề làm thế nào để tích hợp từ các hệ thống đang có với hệ thống sử dụng công nghệ mới nhất hiện nay. Học thêm những điều mới sẽ cần phải thay đổi cấu trúc của não bộ. Và tương tự như vậy trong sản xuất, việc đưa vào các thiết bị tự động hóa mới khác biệt với các thiết bị đang có sẽ dẫn tới sự thay đổi trong toàn hệ thống. Giải pháp đưa ra là sử dụng một thiết bị gateway hỗ trợ giao thức chuẩn để tích hợp vào hệ thống hiện thời. Mặc dù vậy, việc yêu cầu các thiết bị đang hoạt động chấp nhận và tương tác với các thiết bị mới từ những nhà sản xuất mới cũng có những rủi ro nhất định và cần thời gian thử nghiệm và hiệu chỉnh nhất định.
Cũng giống như não bộ của con người, IoT của mọi vật trong công nghiệp luôn luôn thay đổi và sẽ vẫn luôn có rất nhiều câu hỏi cần phải được giải đáp trước khi chúng ta muốn hiểu được toàn bộ những yêu cầu, cách thực hiện và tiềm năng của nó. Rất may là, những cuộc thảo luận về nó vẫn diễn ra hằng ngày và những ý tưởng mới vẫn liên tục được đưa ra kiểm nghiệm. Bước tiếp theo là cần phải đưa ra một phương thức thuận tiện để triển khai IoT từng bước trong thực tế, trong môi trường sản xuất trên toàn thế giới.
(Nguồn: automation.net.vn)