Các công ty khởi nghiệp về khí hậu của Israel đã tạo ra sự khác biệt tại hội nghị thượng đỉnh COP27

Tháng Mười Một 28 15:39 2022

Quốc gia khởi nghiệp – Israel đã cử phái đoàn khoảng 700 đại biểu đến tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Ai Cập

Các nhà lãnh đạo thế giới đã tập trung tại hội nghị COP27, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu hàng năm của Liên Hợp Quốc, được tổ chức vào tháng 11 năm 2022 tại thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập, để giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất mà tất cả chúng ta phải đối mặt ngày nay: biến đổi khí hậu.

Khoảng 45 ngàn đại biểu tại hội nghị COP27 

Nhưng khi họ loại bỏ các thỏa thuận phần lớn mang tính tượng trưng và không ràng buộc, Israel đã giới thiệu các công ty khởi nghiệp nổi bật về công nghệ khí hậu của họ.

Các công ty Israel có gian hàng quốc gia tại sảnh Blue Zone, khu vực chỉ dành cho đại diện chính phủ và một số phái đoàn cụ thể, và là nơi diễn ra các cuộc đàm phán.

Gian hàng quốc gia đầu tiên của Isreal tại hội nghị COP27

Đây là lần đầu tiên Israel, hay bất kỳ quốc gia nào, mang theo 10 công ty khởi nghiệp công nghệ khí hậu để chứng minh năng lực mà họ đang có. Trước đây, đã từng có nhiều công ty Isreal tham dự hội nghị COP27, nhưng bị giới hạn chỉ được trưng bày tại sảnh Green Zone, nơi có các sự kiện và khu vực trưng bày của các doanh nghiệp, học viện, đại diện giới trẻ tiêu biểu và các tổ chức phi chính phủ.

Họ đã được lựa chọn từ 700 công ty công nghệ của Israel bởi tiềm năng kinh tế và các công nghệ của họ. Những công ty khởi nghiệp được chọn này là một phần của phái đoàn khoảng 700 đại biểu, từ các chuyên gia về biến đổi khí hậu đến các cá nhân từ các bộ ngành của chính phủ.

Đây là sự tham gia quan trọng nhất của Israel kể từ khi các hội nghị khí hậu quốc tế bắt đầu tổ chức từ năm 1995.

Trong những ngày đầu tiên của hội nghị kéo dài hai tuần, Israel đã ký thỏa thuận hợp tác năng lượng với Đức, đồng thời nối lại quan hệ đối tác với Jordan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) để trao đổi năng lượng mặt trời lấy nguồn cung cấp nước khử muối.

Lễ khai mạc COP27

Các thỏa thuận giữa các quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như Nghị định thư Kyoto năm 1997 và các thỏa thuận khác của Liên Hợp Quốc, không còn là cách duy nhất để hành động chống lại khủng hoảng khí hậu.

*Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto và chính thức có hiệu lực vào ngày 16/02/2005. Đến nay đã có khoảng 192 nước tham gia phê chuẩn. Việt Nam tham gia phê chuẩn Nghị định thư từ ngày 25/09/2002. Cơ quan đầu mối thực thi Nghị định thư này là Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Tomorrow.io, một công ty khởi nghiệp trong phái đoàn Israel sử dụng phần mềm hỗ trợ AI để cung cấp thông tin chi tiết về thời tiết có thể dự đoán và có những hành động phù hợp, đã công bố quan hệ đối tác với Microsoft tại COP27. Họ sẽ kết hợp cả hai công nghệ của mình để hỗ trợ các chính phủ, doanh nghiệp và nông dân ở Châu Phi thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hiểm họa liên quan đến khí hậu là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng di dời ở Châu Phi và trong hơn 50 năm qua, các hiểm họa liên quan đến hạn hán đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người và gây thiệt hại kinh tế 70 tỷ USD. Công nghệ của Tomorrow.io có thể cung cấp dự báo hạn hán và dự báo cháy rừng.

Trong 50 năm qua, các hiểm họa liên quan đến hạn hán đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người ở Châu Phi

Ông Shimon Elkabetz, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập tại công ty Tomorrow.io, cho biết: “Bây giờ là lúc thích ứng với sự thay đổi khí hậu. Điều đáng khích lệ là Microsoft đang dẫn đầu trong việc ưu tiên đưa công nghệ tiên tiến nhất đến tay những người cần nó nhất và họ đặt khả năng tiếp cận các công nghệ này đối với tất cả mọi người lên trên hết. Chúng tôi rất vui mừng được mang công nghệ của chúng tôi đến Châu Phi.”

Và H2Pro, một công ty khởi nghiệp khác từ phái đoàn Israel, đã ký một thỏa thuận chiến lược với nhà phát triển năng lượng tái tạo Maroc – công ty Gaia Energy trong sự kiện này.

Công nghệ của H2Pro sử dụng điện để tách nước thành hydro và oxy

H2Pro sử dụng điện để phân tách nước thành hydro và oxy một cách hiệu quả và an toàn, cho phép sử dụng nhiên liệu hydro bền vững. Theo thỏa thuận, công ty Gaia sẽ sử dụng công nghệ của công ty khởi nghiệp Israel để trình diễn dự án năng lượng hydro ở Maroc, đồng thời phát triển hệ thống ở quy mô Gigawatt sử dụng công nghệ H2Pro.

Maroc không chính thức công nhận Nhà nước Do Thái cho đến năm 2020, khi nước này ký thỏa thuận bình thường hóa với Israel. Những hiệp định như thế này giúp củng cố mối quan hệ giữa hai nước.

Ông Talmon Marco, Giám đốc điều hành của H2Pro, cho biết: “Chúng tôi chọn COP27 làm nền tảng để ra mắt quan hệ đối tác của H2Pro và Gaia vì thời điểm này không chỉ đơn thuần là thành tựu của hai công ty tư nhân, mà còn là một cột mốc quan trọng trong quan hệ Maroc-Israel.”

Ông Moundir Zniber của công ty Gaia Energy (trái) và Ông Talmon Marco của công ty H2Pro tại Gian hàng Israel tại COP27

“Nó thể hiện sự thành công của hợp tác khu vực đối với biến đổi khí hậu và cho thấy vai trò quan trọng của đổi mới trong ngoại giao.”

Ông Rachel Barr, Phó chủ tịch phụ trách tính bền vững của công ty UBQ Materials, cho biết: “Tôi nghĩ rằng Israel đang trình bày một nghiên cứu điển hình về giá trị của việc đưa các công ty có khả năng cung cấp giải pháp ra thế giới” UBQ Materials là một trong số 10 công ty khởi nghiệp được chọn trong phái đoàn của Israel.

Công ty UBQ phát triển một loại vật liệu nhựa nhiệt dẻo bền vững từ rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, bao gồm cả rác thải hữu cơ, thứ mà hầu hết không thể tái chế và được đưa đến các bãi chôn lấp.

Công ty UBQ Materials đã phát triển một công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt và biến chúng thành chất thay thế nhựa sinh học.

“Cái hay của một sự kiện như thế này là bạn có 45.000 người, mỗi người ở đây vì một lý do. Lý do đó liên quan đến khí hậu, cho dù đó là công lý, thích ứng, khả năng phục hồi, giảm thiểu hoặc các giải pháp khác.”

Ông Barr nói: “Cam kết của Israel đối với cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ đến từ khu vực tư nhân. Chúng tôi không biết làm thế nào để tự mình đạt được điều đó, nhưng chúng tôi biết rằng chúng tôi là quốc gia khởi nghiệp và chúng tôi sẽ thực hiện được. Và tôi nghĩ Israel đang tạo ra một hệ sinh thái cho phép điều đó xảy ra.”

Trong số các công ty khởi nghiệp khác tại COP27 có HomeBiogas, một hệ thống sân sau biến chất thải hữu cơ thành khí đốt và phân bón; công ty Remilk, biến men thành protein sữa giống hệt về mặt hóa học để làm sữa, pho mát và sữa chua, và Beewise, công ty có tổ ong tự động, cho hai triệu con ong và chăm sóc chúng bằng AI và rô-bốt một cách chính xác.

Đại diện của 10 công ty khởi nghiệp của Israel được chọn tham dự COP27, được chụp tại hội nghị PLANETTech vào tháng 9.2023

“Có rất nhiều cơ hội và tính hợp pháp từ việc có một gian hàng. Ngoài ra còn có cơ hội để họ nêu bật cơ hội của quốc gia khởi nghiệp trong việc cung cấp các giải pháp khí hậu.” ông Barr nói.

“Và điều đó rất rõ ràng khi bạn bước vào gian hàng của chúng tôi, rằng Israel đang tích cực cung cấp các giải pháp đã sẵn sàng để thương mại hóa, điều này không phổ biến.”

Israel không chỉ sử dụng công nghệ tiên tiến của mình như một phương tiện để đạt được sự hợp tác khu vực. Các tổ chức như Start-Up Nation Central, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự đổi mới của Israel, cũng đang góp phần chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu.

Đối thoại cấp bộ trưởng về mục tiêu định lượng tập thể mới về nguồn tài chính cho các vấn đề về khí hậu

Họ đã ra mắt Liên minh MENA (Trung Đông và Bắc Phi) về đổi mới khí hậu. Liên minh sẽ làm việc với các đối tác hiện có trong khu vực, như các công ty và nhà đầu tư, để giải quyết các vấn đề về thời tiết, an ninh, năng lượng và khí hậu, đồng thời đưa ra các cuộc đàm phán cụ thể và tạo ra các dự án khả thi sẽ được chia sẻ vào năm tới tại COP28 ở Dubai.

Ông Estie Rosen, Trưởng phòng Truyền thông tại Start-Up Nation Central, cho biết: “Israel đang tận dụng cơ hội này để thúc đẩy sự hợp tác khu vực với các quốc gia láng giềng của chúng tôi nhằm thúc đẩy các hiệp ước và quan hệ đối tác. Và điều đó mang lại cho chúng tôi một phạm vi rất rộng để nói về các sáng kiến kinh doanh với các tập đoàn và nhà đầu tư về phía doanh nghiệp.”

Ngoài ra, Israel cũng đã ký một số thỏa thuận và quan hệ đối tác, bao gồm Sáng kiến Biến đổi Khí hậu Đông Địa Trung Hải và Trung Đông (Eastern Mediterranean and Middle East Climate Change Initiative).

Bốn mươi lăm nghìn người đã tham dự COP27

Kể từ hội nghị COP26 (năm 2021), thế giới đã trải qua những thảm họa liên quan đến khí hậu và phá vỡ các kỷ lục về nhiệt độ.

Nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,1 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và các nhà khoa học khí hậu của Liên hợp quốc ước tính rằng nếu nhiệt độ chỉ tăng thêm 0,6 độ so với mức của những năm 1850, thì một nửa dân số thế giới có thể phải đối mặt với nhiệt độ và độ ẩm đe dọa đến tính mạng.

Các hội nghị thượng đỉnh COP hàng năm giúp các quốc gia duy trì trách nhiệm giải trình ở cấp quốc gia và quốc tế – nhưng chỉ thời gian mới cho biết tầm quan trọng của những quyết định này.

Để xem các tin bài khác về “Công ty khởi nghiệp”, hãy nhấn vào đây.

 

Nguồn: NoCamels

Bình luận hay chia sẻ thông tin