Máy khắc laser công nghiệp là thiết bị dùng trong quy trình khắc ký mã, nhãn mác, chống giả, truy xuất nguồn gốc,…trên vật liệu hoặc sản phẩm, bằng công nghệ laser. Khắc laser được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ô tô, cơ khí, bao bì, nhãn mác,…
Các chức năng khắc tiêu biểu của chiếc máy khắc công nghiệp hiện đại bao gồm khắc thường và khắc sâu (Engraving và Marking), khắc Annealing, khắc đổi màu vật liệu, khắc bóc vỏ bề mặt. Mỗi phương pháp đều tuân thủ theo nguyên tắc nhất định, tạo hiệu ứng khác nhau trên vật liệu và đem lại hiệu quả tùy theo nhu cầu người sử dụng.
1. Khắc Engraving / Marking
Engraving / Marking là các chức năng khắc tiêu biểu hàng đầu của chiếc máy khắc laser và đem lại hiệu quả khắc tuyệt vời cho mọi quy trình xử lý công nghiệp. Hai phương pháp này hoạt động dựa trên quy trình xử lý tương đương nhau: cắt đốt bằng tia laser gây ra hiện tượng nóng chảy hoặc bay hơi trên vật liệu, tạo vết khắc có độ nông sâu khác nhau. Thông thường, phương pháp Engraving có độ khắc sâu hơn Marking, tuy nhiên Marking lại là phương pháp được sử dụng linh hoạt hơn hẳn và ứng dụng phần lớn trong các ngành công nghiệp đặc biệt là quy trình khắc chống giả do có chức năng kháng mòn cao.
2. Khắc Annealing Laser Annealing là phương pháp khắc nung chảy vật liệu bằng tia laser dưới tác dụng của nhiệt độ và khí oxy, tạo ra vết khắc có độ bền cao, khó bị tẩy xóa, đặc biệt có thể tạo màu (chủ yếu là màu đen) trên vật liệu khắc. Phương pháp này được áp dụng trên hầu hết vật liệu kim loại, nhưng phổ biến và đạt hiệu quả hơn hẳn là trên vật liệu thép không gỉ.
Đây là quá trình khắc laser không để lại bụi bẩn, ba vớ trên vật liệu, cho vết khắc sạch, mịn và thích hợp ứng dụng khắc trên các bề mặt sản phẩm hoặc thiết bị thành phẩm. Tuy nhiên, tốc độ khắc quá trình này thấp hơn so với phương pháp khắc laser (Engraving) vì chỉ dựa trên hiệu ứng nhiệt là chủ yếu.
3. Khắc đổi màu vật liệu (Color change)
Một trong những phương pháp khắc laser nổi bật khác của chiếc máy khắc laser công nghiệp là khả năng khắc làm đổi màu vật liệu, tạo hiệu ứng đẹp mắt và đem lại hiệu quả cao cho vật liệu đó. Đây là phương pháp khắc dựa trên quá trình carbon hóa (quá trình nhiệt hóa) hoặc tạo bọt trên vật liệu gây ra bởi sự hấp thụ chùm tia laser. Trong đó, quy trình carbon hóa tạo hiệu ứng tối, cho vết khắc có màu sẫm hơn vật liệu khắc. Ngược lại, quy trình tạo bọt cho vết khắc có màu sáng, có thể phát quang trong bóng tối và đem lại hiệu quả tích cực tùy vào mục đích sử dụng của chúng. Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép tạo ra các nét khắc đa màu sắc cực kỳ đẹp mắt tùy theo đặc tính của loại vật liệu khắc được sử dụng.
4. Khắc bóc lớp bề mặt (Surface removal)
Đây là phương pháp được phát triển từ công nghệ khắc sáng tối, có tác dụng làm bong tróc lớp bề mặt bên ngoài vật liệu tạo ra vết khắc có màu sắc của lớp vật liệu chính bên trong. Các lớp phủ bên ngoài này thường là lớp sơn tĩnh điện, hoặc lớp phôi kim loại đặc biệt. Sau khi khắc, lớp phủ này này dễ dàng được tách ra tạo nét khắc như mong muốn mà không ảnh hưởng đến lớp vật liệu chính bên trong nó.
Với nhiều ứng dụng khắc xử lý bề mặt thông dụng, hiệu quả, và đem lại chất lượng khắc vượt trội hơn hẳn các công nghệ khác, máy khắc laser công nghiệp là sản phẩm của bước đột phá mới trong công nghệ laser và được hầu hết các nhà sản xuất, doanh nghiệp hiện nay tin dùng và ứng dụng trong dây chuyền sản xuất và gia công sản phẩm.
(Nguồn: sonatech.vn)