Dự án đường sắt Cao tốc California, một cố gắng nhằm mang lại sức sống mới cho cơ sở hạ tầng đường sắt Mỹ, bắt đầu đổi hướng khi gần đây nhiều cơ quan nhà nước nêu lên sự lo lắng trước khả năng cung ứng vốn để hoàn thành dự án.
Hiện nay trên thế giới đã có tới hơn 30 đường sắt cao tốc (ĐSCT) hoạt động hiệu quả. Ở châu Âu, châu Á (nơi mà đường sắt cao tốc Nhật Bản đã chạy hơn 50 năm nay) và Ấn Độ, đường sắt cao tốc đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, về môi trường và đời sống cho cư dân, ngay cả các nước vùng vịnh cũng đang tiến hành một cuộc cách mạng đường sắt (ĐS) thực sự.
Tuy vậy ở Mỹ, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, ĐSCT vẫn chưa thực sự hiện thực.
Một mạng ĐS quốc gia mới Trở lại năm 2009, Cục ĐS Liên bang (FRA), một bộ phận của Vụ Vận tải (DoT), công bố một báo cáo nhan đề “Tầm nhìn ĐSCT Mỹ”, ủng hộ lời hứa của tổng thống Obama về phát triển mạng ĐSCT trên toàn nước Mỹ và 80% dân Mỹ sẽ được ĐSCT phục vụ trong 25 năm tới. Một quan điểm chung từ trung ương tới các bang, các đường sắt và cả những cổ đông đều cho rằng cần thiết phải cải tổ mạng vận tải Mỹ.
Nhiều dự án ĐSCT đã được triển khai tại các bang và Hiệp hội ĐSCT Mỹ đã có tầm nhìn “trong thế kỷ 21, một hệ thống ĐSCT quốc gia 17.000 dặm (27.350 km) sẽ được xây dựng trong bốn giai đoạn và hoàn thành năm 2030”.
Dự án mạng đường sắt cao tốc Mỹ
Hệ thống quốc gia mới đó được diễn tả là một hệ thống vận tải bền vững, khả thi, an toàn và nhanh chóng, hệ thống đó sẽ mang lại nguồn sinh khí cho kinh tế (và tác động tới sản xuất, chế tạo), tạo việc làm, chấm dứt phụ thuộc về dầu mỏ (mỗi ngày người Mỹ tiêu thụ 20 triệu thùng dầu, trong đó 70% là cho vận tải), giảm tắc nghẽn giao thông, giảm ô nhiễm cácbon.
Theo giám đốc liên kết cục ĐS Liên bang (FRA), Kevin Thompson, với 12 tỷ USD trong khoản đầu tư liên bang, Mỹ đang xây dựng hành lang 6.000 dặm (9.650 km) đường và 40 ga; mua 260 toa khách mới và 105 đầu máy; cấp vốn cho 79 tổ chức nghiên cứu thiết kế công trình và môi trường và cấp tài chính cho 30 kế hoạch phát triển chạy tàu bang. Những cái đó sẽ đặt nền móng lâu dài cho vận tải hành khách bằng ĐS chất lượng cao, bền vững trên toàn nước Mỹ – với dự án ĐSCT California đi tiên phong.
Dự án ĐSCT California Dự án ĐSCT California là phương thức chạy tàu cao tốc đầu tiên triển khai ở Mỹ và là dự án lớn nhất trong lịch sử quốc gia. Nhưng từ khi đưa ra “Kiến nghị 1A”, một kiến nghị về trái phiếu và tài chính cho ĐSCT California thì tiến độ của dự án này đã vấp phải những vấn đề về vốn và cấp vốn.
Trong cuộc họp “Xem xét lại những thách thức của ĐSCT California” đã được tiến hành nhằm khắc phục một số những trở ngại chủ chốt, chủ tọa Jeff Denham mô tả dự án – lúc đầu ấn định ở mức 33 tỷ USD – đã vọt lên như “tên lửa” và hiện đang tìm cách để dự án gần với kế hoạch thực tế hơn” trong năm năm tới.
Mặc dù vậy, ông Thompson vẫn cho rằng dự án ĐSCT California vẫn tiến triển. “Khảo sát môi trường và thiết kế sơ bộ đang được tiến hành, đất đai cũng đã giải quyết xong”, ông nói. “Dự án đã có đà tiến triển đáng kể. Chính phủ liên bang đầu tư 3,8 tỷ USD cho dự án và Quỹ FY 15 của Governor Brown dự kiến góp trước mắt 250 triệu USD và hàng năm góp 500 triệu USD cho dự án”.
“Tổng chi phí, theo tính toán mới đây, cho đến năm 2030 đạt con số cao nhất là 98 tỷ USD”, ông Rod Diridon – tổng giám đốc viện vận tải Mineta và là giáo sư danh dự ban ĐSCT California nói.
“Con số này, nhờ sự tính toán thận trọng về giá trị công trình đã giảm xuống còn 68 tỷ USD cho những yếu tố cơ bản, phù hợp với giá xây dựng đến năm 2030. Tuyến ĐS này sẽ trải dài từ Anaheim ở phía nam, đến Los Angeles, qua San Jouinquin Valley, đến San Jose và San Francisco ở phía bắc”, ông nói tiếp và nói thêm rằng giá 68 tỷ USD có có thể còn giảm vì giá xây dựng mấy năm gần đây có chiều hướng giảm.
ĐSCT thực sự cần thiết cho California và nước Mỹ Dự án ĐSCT California được xây dựng trên những hành lang bận rộn nhất, được mệnh danh là “đại khu vực” (bao gồm các bang Oregon, Washington, Illinois, Texas). Căn cứ tình hình phát triển dân số và vận tải, tình trạng gia tăng ùn tắc giao thông, xét khả năng giảm phụ thuộc dầu mỏ và chi phí cơ sở hạ tầng, ĐSCT California là một mạng đường thực sự cần thiết cho California và nước Mỹ.
Theo Cục Tài chính California (CDoF), dân số California sẽ từ 39 triệu tăng lên 50 triệu vào giữa thế kỷ này. “Những nghiên cứu kỹ thuật hết sức thận trọng đã chỉ ra rằng nếu không xây dựng ĐSCT thì bang California cần thêm 3.000 dặm (4.800 km) đường bộ và thêm hai sân bay quốc tế – một ở phía bắc và một ở phía nam”, ông Diridon nói.
Toàn bộ chi phí cho việc trên sẽ cần tới 200 tỷ USD. Chi phí đó còn có thể tăng gấp đôi khi phát sinh nhiều vấn đề trong nửa sau thế kỷ này.
Theo ông Diridon, rào cản đầu tiên là do quy mô của dự án và do những vần đề về chính trị. Tuy vậy, ông Diridon tin tưởng rằng ĐSCT California sẽ hoàn thành và sẽ là chất xúc tác cho việc phát triển các dự án cao tốc khác ở nước Mỹ.
(Nguồn: baoduongsat.vn)