[CeBIT 2017] Trí tuệ nhân tạo có thể phát hiện ung thư da
Hội chợ CeBIT 2017 – sự kiện thường niên lớn nhất và quan trọng nhất thế giới trong ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông sẽ mở cửa tại trung tâm hội chợ Hannover, tp. Hannover, CHLB Đức từ ngày 20-24/03/2017. Nhằm giúp Quý vị có cái nhìn rõ nét hơn tại sự kiện này, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu một số chủ đề quan trọng của CeBIT 2017 tại technologyMAG.net
Hãy theo dõi và chia sẻ thông tin cho các đối tác và đồng nghiệp của Quý vị, để cùng nắm bắt những xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông của thế giới, khu vực và thúc đẩy sự tiếp cận và phát triển của ngành tại Việt Nam. Thông tin chi tiết và cập nhật về CeBIT, Quý vị có thể tham khảo trực tiếp tại www.cebit.com.
Nhận diện hình ảnh và kết hợp với dữ liệu đã được cung cấp, trí thông minh nhân tạo (AI) có thể chuẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng. Từ đó góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, cũng như việc phòng ngừa bệnh tật.
Theo trang tin Wired, các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) đã thành công trong việc nghiên cứu phần mềm AI có khả năng phát hiện bệnh ung thư da. Để làm được việc này, trí tuệ nhân tạo AI sử dụng thuật toán deep-learning(*), có khả năng nhận dạng hình ảnh và lọc dữ liệu từ 129.450 hình ảnh của 2.032 căn bệnh về da. Trong những lần thử nghiệm, phần mềm đưa ra kết quả tương tự như kết quả của 3 vị bác sĩ da liễu.
(*) Chú thích: Deep Learning là một thuật toán dựa trên một số ý tưởng từ não bộ tới việc tiếp thu nhiều tầng biểu đạt, cả cụ thể lẫn trừu tượng, qua đó làm rõ nghĩa của các loại dữ liệu. Deep Learning được ứng dụng trong nhận diện hình ảnh, nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Theo tạp chí Nature, các tác giả của cuộc nghiên cứu trên cho biết, phần mềm trí thông minh nhân tạo của họ hoàn toàn có khả năng mở rộng và phát triển hơn nữa, có nghĩa là trong một vài năm tới, nó có thể thực hiện những sự chuẩn đoán trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, cần phải đề cập một sự thật bất lợi là các hình ảnh bệnh về da phải được chụp dưới ánh sáng đặc biệt trong phòng thí nghiệm, điều đó đồng nghĩa với việc không thể chụp hình bệnh về da bằng camera của điện thoại thông minh. Do đó ứng dụng này không thể đem vào sử dụng thực tế tại phòng khám, ít nhất là vào thời điểm này. Tuy nhiên, nó có thể được dùng để tiếp tục đào tạo trí tuệ nhân tạo với hình ảnh chụp từ camera của điện thoại thông minh.
Để xem các tin bài khác về hội chợ CeBIT 2017, hãy nhấn vào đây.
(Nguồn: CeBIT/ www.cebit.com)
Tin bài liên quan:
- [Tiêu điểm tại CeBIT 2017] Intel giới thiệu nền tảng trí thông minh nhân tạo cho những nhà phát triển ô tô
- [CeBIT 2017] Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để sản xuất bia tại Anh Quốc
- [CeBIT 2017] Công ty Bosch đầu tư 300 triệu Euro vào trí tuệ nhân tạo
- [CEBIT 2018] Trẻ em và trí thông minh nhân tạo – sự phát triển song song về kiến thức
- [CeBIT 2017] Ý tưởng phát triển hệ thống nhà kho trên không của Amazon
- [CEBIT 2018] Các nhà nghiên cứu ở MIT đánh lừa phần mềm nhận diện hình ảnh của Google
- [CeBIT 2017] Nhiều người dùng hiện đang sử dụng mật khẩu quá đơn giản cho các ứng dụng máy tính
- [Tiêu điểm tại CeBIT 2017] Những trò chơi thực tế ảo mang đến nhiều rủi ro cho những nhà phát triển game
- [Tiêu điểm tại CeBIT 2017] Sự phát triển mạng 5G với công nghệ cáp quang sợi thủy tinh của Nokia
- [Tiêu điểm tại CeBIT 2017] Những hoạt động mô phỏng phẫu thuật của bác sĩ trong môi trường 3D