ANH – Một nghiên cứu từ Anh đã gây xôn xao thế giới công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) vào tháng 5/2024. Ban biên tập đã chọn dữ liệu khảo sát khu vực châu Âu từ công ty Zeki. Những quốc gia nào thắng và thua trong cuộc đua thu hút nhân tài thuộc lĩnh vực công nghệ AI?
Ông Thomas Hurd từ công ty Zeki
Báo cáo của công ty Zeki dựa trên việc thu thập dữ liệu từ hơn 140.000 nhà khoa học và kỹ sư công nghệ AI hàng đầu. Kết quả báo cáo cho thấy châu Âu đạt được những bước tiến quan trọng, vượt qua những thách thức trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về việc giữ chân các nhân tài trong lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo. CHLB Đức, Hà Lan, các nước thuộc vùng Địa Trung Hải và Vương quốc Anh là những quốc gia điển hình đã thành công trong việc đảo ngược tỷ lệ các nhân sự giỏi rời khỏi ngành. Tuy nhiên, các quốc gia như Pháp, Ý và Tây Ban Nha phải đối mặt với những rào cản đáng kể trong việc giữ chân nhân tài và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Theo các chuyên gia, ngoài tiền lương, môi trường làm việc, sự đầu tư về công nghệ, thách thức công nghệ và ý nghĩa của nhiệm vụ hiện tại là yếu tố quyết định đối với nhiều tài năng công nghệ AI. Ông Thomas Hurd, người sáng lập công ty Zeki cho biết: “Chỉ tiền lương hấp dẫn thôi thì chưa đủ. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, số lượng tài năng công nghệ trí tuệ nhân tạo hàng đầu đã tăng gấp 20 lần trong mười năm qua, điều này là do mức đầu tư cao và các dự án hấp dẫn trong lĩnh vực này”. Khi nói đến việc tuyển dụng nhân tài công nghệ AI, Siemens Healthineers là một trong những công ty hàng đầu. Ở Đức đã tuyển dụng thêm 13% nhân tài công nghệ AI trong 5 năm qua. Nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đang thu hút các chuyên gia. Công ty Zeki đã liệt kê các doanh nghiệp như: DeepSpin (MRI – chụp cộng hưởng từ), Odin Vision (hỗ trợ nội soi), Therapixel (hình ảnh) và inHeart (kỹ thuật số song sinh).
Các doanh nghiệp hàng đầu tại CHLB Đức có Siemens, SAP, Bosch, Bayer, BMW, Fraunhofer và German Aerospace Center (DLR – trung tâm Hàng không Vũ trụ CHLB Đức). Theo công ty Zeki, những cơ sở giáo dục quan trọng nhất tại CHLB Đức bao gồm: viện KIT, hiệp hội Max Planck Society, và các trường đại học như TU Munich, Darmstadt, RWTH Aachen, Tübingen, Dresden, Stuttgart, LMU Munich, Hamburg và Paderborn. Theo phân tích, CHLB Đức được hưởng lợi từ làn sóng nhân tài khắp châu Âu, đặc biệt từ Pháp, Ý và Tây Ban Nha, có cả Ấn Độ.
Ý đang phải vật lộn với tỷ lệ di cư nhân sự công nghệ AI rất cao. Hầu hết họ đến Mỹ. Vấn đề ở Ý là do không có doanh nghiệp hàng đầu để giữ chân nhân tài. Điều tương tự cũng xảy ra ở Tây Ban Nha. Ngoài ra, không có đủ số lượng các công ty vừa và nhỏ có thể thuê được những nhân tài công nghệ AI hàng đầu. Theo Zeki, điều đó cũng gây khó khăn cho những tài năng công nghệ AI trẻ ở công ty khởi nghiệp Mistral của Pháp (một trong hai công ty hàng đầu về công nghệ AI ở châu Âu năm 2023). Pháp có mạng lưới các viện nghiên cứu quốc gia hàng đầu như INRIA và CNRS, thực hiện công việc nghiên cứu xuất sắc nhưng ít hợp tác với ngành công nghiệp.
Tại Anh thu hút rất nhiều nhân tài, đặc biệt thông qua các công ty con của Mỹ. Một ví dụ nổi bật là công ty DeepMind được Google (thuộc tập đoàn Alphabet) mua lại. Bỏ xa phía sau là các công ty như AstraZeneca, Arm, Huawei và GlaxoSmithKline.
Trái ngược với Áo, Thụy Sĩ đã thu hút được nhiều nhân tài hơn trên thế giới trong vài năm nay, nổi bật là các công ty như: Roche, Novartis, ABB, STMicroelectronics, Scandit, Swisscom và CERN.
Để xem các tin bài khác về “Trí tuệ nhân tạo”, hãy nhấn vào đây.
Nguồn: Hannover Messe