MỸ – Tập đoàn dịch vụ kỹ thuật hàng hải ABS đã công bố Mục tiêu Vận chuyển Carbon thấp (Low Carbon Outlook), các nhiên liệu quan trọng trong ngành vận chuyển hàng hải như carbon, amoniac và hydro cũng như sự phát triển năng lượng sạch, số hóa và nghiên cứu ứng dụng mang lại tính bền vững và hiệu quả hoạt động cao hơn.
Trong bài viết này, ông Panos Koutsourakis, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc phát triển toàn cầu tập đoàn ABS, giải thích vai trò then chốt của ngành hàng hải trong việc thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất, lưu trữ và tiêu thụ năng lượng.
Khi xem xét tầm quan trọng của ngành hàng hải trong mối quan hệ phức tạp của ba chuỗi giá trị – sản xuất, lưu trữ và tiêu dùng – thì rõ ràng vận tải đường biển đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong cuộc cách mạng năng lượng xanh toàn cầu..
Tuy nhiên, điều cần thiết là phải đầu tư vào công nghệ tiên tiến để có thể giảm đáng kể lượng khí thải carbon của ngành. Điều này liên quan đến cả việc áp dụng nhiên liệu thay thế, công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả – EETs (Energy Efficiency Technologies) và các giải pháp mới như hệ thống thu hồi và lưu trữ carbon (1) trên tàu. (1) Công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (Carbon capture and storage, CCS): là công nghệ thu hồi carbon (CO2) từ các nguồn phát thải, sau đó được vận chuyển tới các điểm lưu trữ an toàn, lâu dài như các hầm sâu dưới lòng đất, … Quá trình này gồm ba giai đoạn chính: thu hồi, vận chuyển và lưu trữ carbon.
Quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh này đòi hỏi nguồn đầu tư lớn và chi phí ban đầu cao, làm thay đổi động lực thương mại trong ngành vận tải đường biển. Nhưng về lâu dài, hoạt động vận chuyển có thể được hưởng lợi từ lượng khí thải thấp, giảm mức sử dụng nhiên liệu và đơn giản hóa việc tuân thủ quy định khí thải.
Sự chuyển đổi năng lượng Một trong những giải pháp cho vấn đề khử cacbon là sự phát triển của ngành năng lượng, sẽ hỗ trợ tạo ra chuỗi cung ứng nhiên liệu thay thế, ít cacbon. Bản dự báo thị trường (Market Outlook) của tập đoàn ABS phân tích toàn diện về lĩnh vực năng lượng hiện tại và nêu bật những thách thức và cơ hội phát triển. Với mức tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và nhu cầu cấp thiết phải giảm lượng khí thải carbon, do đó cần có sự chuyển đổi rõ ràng sang các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng carbon phát thải thấp.
Khi các công ty trên khắp thế giới tăng cường các dự án thu hồi và lưu trữ carbon, yêu cầu vận chuyển carbon trở nên cần thiết. Những con tàu được đóng để vận chuyển carbon lỏng dưới dạng hàng hóa đang nổi lên và trở thành một phần quan trọng trong quy trình khử carbon. Những tàu này đảm bảo rằng carbon lỏng được vận chuyển an toàn từ nơi khai thác đến cơ sở sử dụng hoặc lưu trữ.
Bối cảnh pháp lý Chiến lược giảm khí nhà kính GHG (greenhouse gas) (2) của Tổ chức Hàng hải Quốc tế – IMO (International Maritime Organization), được sửa đổi trong cuộc họp lần thứ 80 tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường Biển – MEPC 80 (Marine Environment Protection Committee), sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể về thiết kế và hoạt động của tàu. (2) Khí nhà kính (GHG): một loại khí hấp thụ và phát ra năng lượng bức xạ ở bước sóng nhiệt hồng ngoại, gây ra hiệu ứng nhà kính.
Các tàu trên khắp thế giới phải chuyển từ nhiên liệu truyền thống sang các lựa chọn thay thế, điều này sẽ thúc đẩy các thiết kế mới, nâng cấp và trang bị thêm động cơ cũng như phát triển cơ sở hạ tầng cung cấp nhiên liệu mới. Các biện pháp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, chẳng hạn như cải tiến thiết kế thân tàu và thay đổi hoạt động – tối ưu hóa tuyến đường sẽ là điều cần thiết.
Ngoài ra, tàu cần được trang bị hệ thống báo cáo và giám sát khí thải theo thời gian thực, điều này sẽ yêu cầu đào tạo thủy thủ đoàn để thực hiện và tuân thủ quy định một cách hiệu quả.
Các tàu cũ hơn cũng có thể gặp phải những khó khăn trong việc trang bị thêm thiết bị, có khả năng khiến chúng không thể tiếp tục hoạt động thương mại trước khi tàu hết hạn sử dụng. Ngược lại, những tàu mới việc tuân thủ quy định sẽ có giá trị thị trường tăng.
Giảm phát thải Mặc dù mục tiêu giảm phát khí thải là cần thiết, nhưng việc nghiên cứu nhiên liệu thay thế đã gặp phải những trở ngại về nguồn cung, chi phí, cơ sở hạ tầng và độ an toàn.
Trong khi các công nghệ tiết kiệm năng lượng (EETs) cung cấp một lộ trình thiết thực để cải thiện hiệu quả hoạt động của tàu và do đó giúp giảm lượng khí thải carbon, chúng được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò hỗ trợ rộng rãi trong phần lớn các dự án khử cacbon. Công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon trên tàu, mặc dù vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng có tiềm năng thay đổi cách ngành công nghiệp quản lý lượng khí thải carbon.
Khí thải carbon Chuỗi giá trị carbon – bao gồm các yếu tố cốt lõi như thu giữ, sử dụng, lưu trữ và vận chuyển carbon – là một bước tích hợp để quản lý lượng khí thải carbon, từ nguồn đến việc sử dụng hoặc cô lập.
Ngành hàng hải hỗ trợ các hoạt động thu giữ carbon trên toàn thế giới bằng cách cung cấp dịch vụ vận chuyển an toàn và hiệu quả, từ đó hỗ trợ các phương án hướng tới một tương lai trung hòa carbon.
Những tàu được đóng để vận chuyển carbon lỏng dưới dạng hàng hóa đang nổi lên như một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị carbon. Những tàu này đảm bảo rằng carbon lỏng được vận chuyển an toàn và hiệu quả từ nơi khai thác đến cơ sở sử dụng hoặc lưu trữ.
Việc hiểu và cải thiện chuỗi giá trị carbon sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi nền kinh tế toàn cầu tăng cường chống biến đổi khí hậu. Ngành công nghiệp hàng hải, chiếm một phần đáng kể trong thương mại toàn cầu, sẽ là trung tâm biến chuỗi giá trị này thành hiện thực.
Năng lượng amoniac Với tiềm năng mạnh mẽ như một loại nhiên liệu xanh, amoniac mang lại cơ hội gấp đôi cho ngành vận tải đường biển. Amoniac có thể sử dụng làm nhiên liệu thay thế và vận chuyển dưới dạng hàng hóa. Khi các quốc gia và ngành công nghiệp nghiên cứu các giải pháp năng lượng dựa trên amoniac, ngành hàng hải luôn đi đầu, đảm bảo nguồn cung cho khu vực.
Amoniac sẽ đóng một vai trò quan trọng trong ngành năng lượng vì khả năng lưu trữ và truyền năng lượng hiệu quả, cũng như khí thải không chứa carbon. Khi thế giới đối mặt với những thách thức về lưu trữ và vận chuyển năng lượng, vị trí của amoniac với tư cách là nguồn cung cấp năng lượng ngày càng trở nên quan trọng và là đáp án bền vững cho một số thách thức của ngành năng lượng.
Chuỗi giá trị amoniac thật sự có tầm quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh toàn cầu. Khi thế giới nỗ lực giảm phát thải carbon, thì amoniac nổi bật như một lựa chọn nhiên liệu khả thi và là hàng hóa quan trọng.
Năng lượng hydro Được coi là một nhiên liệu lâu dài, hydro sẽ tiếp tục phát triển như một thành phần quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm xây dựng ngành công nghiệp năng lượng bền vững. Tầm quan trọng của nó trong ngành vận tải, hàng hóa và nhiên liệu tiềm năng, sẽ tăng lên cùng với áp lực chuyển đổi năng lượng và áp lực thắt chặt giới hạn phát thải.
Việc ngành hàng hải sử dụng hydro thể hiện một bước đi chấp nhận hướng tới một tương lai bền vững hơn. Ngoài việc giải quyết phát thải carbon, việc vận chuyển chuỗi giá trị hydro giúp ngành vận tải đường biển trở thành một nhân tố quan trọng trong cuộc cách mạng năng lượng xanh toàn cầu.
Việc vận chuyển hydro, đặc biệt là hydro xanh có nguồn gốc từ các nguồn tái tạo, rất quan trọng để tạo ra nền kinh tế hydro trên khắp thế giới. Với mạng lưới dày đặc và kinh nghiệm nhiều năm, ngành vận tải đường biển được coi là cơ sở cho ý tưởng này.
Áp dụng nhiên liệu thay thế Đầu tư vào các tàu sử dụng nhiên liệu kép LNG, LPG và metanol tiếp tục tăng nhanh, thúc đẩy các nhà sản xuất nhiên liệu thay thế cung cấp với giá cả phải chăng.
Trong Mục tiêu Vận chuyển Carbon thấp (Low Carbon Outlook) của tập đoàn ABS, đã kiểm tra nguồn cung và cầu đối với nhiên liệu thay thế và cập nhật nhiên liệu hỗn hợp trong tương lai để phản ánh thông tin thị trường mới nhất. Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét việc áp dụng chiến lược khử cacbon của Tổ chức Hàng hải Quốc tế – IMO đã sửa đổi và các mục tiêu không phát khí thải vào năm 2050 ảnh hưởng như thế nào đến nhiên liệu hỗn hợp trong tương lai.
Bằng cách kết hợp nhu cầu tàu mới với dự báo về sự thay đổi trong cơ cấu nhiên liệu của ngành vận chuyển hàng hải, các mục tiêu về mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ được chuyển thành mức tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu của tàu. Nhìn chung, với những thông tin được cập nhật, tập đoàn ABS nhận thấy rằng đến năm 2050, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch có khả năng thấp hơn so với ước tính trong biên bản trước của Mục tiêu Vận chuyển Carbon thấp (Low Carbon Outlook), một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của công nghệ thu giữ carbon.
Tương lai Khi ngành hàng hải – đặc biệt là vận tải đường biển – phải đối mặt với những thách thức của quá trình chuyển đổi năng lượng, việc đầu tư vào công nghệ tiên tiến nhằm giảm lượng khí thải carbon là rất quan trọng. Điều này liên quan đến việc áp dụng nhiên liệu thay thế, công nghệ tiết kiệm năng lượng và các giải pháp mới như hệ thống thu hồi carbon trên tàu.
Quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh này sẽ đòi hỏi đầu tư đáng kể và sẽ phát sinh chi phí ban đầu làm thay đổi động lực thương mại trong vận tải đường biển. Nhưng về lâu dài, hoạt động vận chuyển được hưởng lợi từ lượng khí thải thấp, giảm sử dụng nhiên liệu và đơn giản hóa việc tuân thủ quy định phát thải.
Các đặc điểm của nhiên liệu thay thế được ngành hàng hải xem xét, các quy trình và giao thức an toàn cũng như việc đào tạo thuyền viên cũng cần phát triển.
Bất chấp những thách thức, ngành vận tải đường biển vẫn tập trung vào việc khử cacbon. Điều này được chứng minh bằng các khoản đầu tư vào các tàu sử dụng nhiên liệu mới cũng như công nghệ tiết kiệm năng lượng (EETs) và tối ưu hóa hành trình.
Để xem các tin bài khác về “Vận tải đường biển”, hãy nhấn vào đây.
(Nguồn: Maritime-Executive)