Thay đổi cách nhìn về đo lường Thủ tục, quy trình đo lường vốn được xem là một khâu quan trọng trong sản xuất công nghiệp và các ngành phụ trợ có liên quan. Đó là góc nhìn cổ điển của nền công nghiệp Việt Nam trong vòng 10-20 năm trở lại đây. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập TPP, và những người đứng đầu có tầm nhìn nhất sẽ hiểu rằng: sự cạnh tranh quốc tế khốc liệt đang đón đợi chúng ta, bên cạnh những điều được tô vẽ như những cơ hội lớn, những bức tranh viễn cảnh màu hồng của sự phát triển. Và sự cạnh tranh đó là một cuộc chơi không hề đơn giản cho một nền kinh tế và công nghiệp vốn dĩ đang có nhiều bất cập về chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trong hệ thống và con người, có thể nói, còn rất non trẻ so với bề dày hàng trăm năm của những nhà công nghiệp vĩ đại trên thế giới.
Chưa nói đến châu Âu, châu Mỹ, những cái nôi của nền công nghiệp thế giới; cũng chưa cần đề cập đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, những con rồng châu Á láng giềng, mà chỉ cần nhìn sang Thái Lan, Indonesia, nơi mà sản lượng sản xuất cơ khí, số lượng và doanh thu của các nhà công nghiệp phụ trợ lớn hơn Việt Nam rất nhiều trong cùng quy mô đất đai và thấp hơn về kích thước dân số (Thái Lan: 67,9 triệu; Việt Nam: 91.7 triệu – số liệu năm 2015), chúng ta đã có thể hình dung được bài toán về quản lý sản xuất công nghiệp nên định hướng như thế nào.
Các thiết bị kiểm tra đo lường đang được phát triển để đạt đến độ chính xác cao hơn, phục vụ cho công nghiệp sản xuất hiện đại
Hiện nay, các nhà công nghiệp hiện đại đang theo một xu thế chung về hệ thống quản lý chất lượng (QC – Quality control), vì đó là cơ sở của lòng tin trong kinh doanh, chữ “tín” theo cách hiểu chuyên nghiệp về sản xuất.
Trong lịch sử, cách làm sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ như nghề tiểu thủ công nghiệp, người thợ, nghệ nhân xây dựng uy tín của mình bằng sự hài lòng của khách hàng, bằng tư cách đạo đức nghề nghiệp của chính họ.
Khi xã hội dần phát triển, mô hình sản xuất hàng loạt ra đời, cũng như ở Việt Nam, các nhà máy bắt đầu có bộ phận Giám sát, Quản lý chất lượng (QC & QA) để kiểm tra các sản phẩm trong dây truyền và đa số để thỏa mãn yêu cầu các khách hàng lớn như Samsung, Toyota, Honda, vv..
Nhưng, đó vô tình lại là sai lầm khi chúng ta nhìn nhận QC & QA một cách bị động mang tính trách nhiệm và cơ chế. Chính tư duy chạy theo yêu cầu của khách hàng như vậy, các đơn vị sản xuất vô tình tạo ra những khuôn mẫu bó buộc và rào cản cho tăng trưởng. Bởi quản lý chất lượng sản phẩm phải bắt nguồn từ chính bản chất nhu cầu của doanh nghiệp muốn hoàn thiện quy trình và đảm bảo cho các sản phẩm của mình.
Chính vì thế, để chuẩn bị sẵn sang cho cuộc chiến TPP, các doanh nghiệp Việt Nam nên thực sự rà soát và nhìn nhận lại những yếu tố cần và đủ cho hội nhập, đặc biệt trong khâu quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Thiết bị đo lường hiện đại: cập nhật cùng thế giới Chúng ta lấy ví dụ điển hình của nghành gia công cơ khí chính xác, hiện đang là một trong những tâm điểm của sự phát triển kinh tế. Yêu cầu của các nhà sản xuất linh kiện điện tử (Samsung, Apple, LG…) yêu cầu các chi tiết của mình hay của các nhà cung cấp phải đạt được sai số từ 1µm ± 300L/1000 (L là kích thước của chi tiết) đến 3µm ± 300L/1000, các nhà sản xuất chi tiết công nghiệp ô ô xe máy (Mercedes Benz, Toyota, Honda, Piagio…) kiểm soát chất lượng ở luôn mức trung bình dưới 3µm ± 300L/1000, quy mô lớn hơn, Mitsubishi Heavy Industries Aerospace (nhà cung cấp của Boeing), Nikkiso Vietnam (nhà cung cấp của Airbus) hay Rolls Royce Shipyard đang sử dụng các thiết bị đo lường laser hàng đầu thế giới – Leica Laser tracker ở mức độ sai số cơ sở cho phép 15µm và khoảng đo đến 320m.
Như vậy với quy mô sản xuất hàng loạt sản phẩm như Samsung, hay Foxconn, cứ 10 đến 20 máy gia công cơ khí CNC là phải trang bị một máy đo tọa độ để kiểm tra các chi tiết cơ khí chính xác, công thức này tùy thuộc vào công suất và kế hoạch phát triển của từng nhà máy. Như vậy, để tránh tư duy lối mòn, rằng đa số các công ty mới khởi nghiệp, tiết kiệm ngân sách và kinh phí đầu tư cho các công cụ trực tiếp tạo ra sản phẩm, hãy hướng tầm nhìn xa hơn về câu hỏi, làm sao để kiểm soát được hàng loạt các sản phẩm của mình đưa đến cho khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất.
Sự phong phú về công nghệ, máy móc trong lĩnh vực đo lường cung cấp cho người dùng hàng loạt sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu khác nhau
Để phục vụ cho các quy trình khắt khe này, thị trường các thiết bị đo lường cơ khí đã có những sự mở rộng và phong phú hóa rất lớn. Từ các máy đo ba chiều CMM dạng cầu truyền thống, hay những máy đo biên dạng dùng Vision Camera, hiện nay các thiết bị cầm tay như cánh tay đo Arm, máy đo laser Leica, máy quét điểm bằng công nghệ ánh sáng trắng và ánh sáng xanh, thiết bị và phần mềm thiết kế ngược. Quy mô đo của các máy CMM và Vision camera có thể từ các kích thước nhỏ của mẫu như điện thoại, máy tính đến các kích thước trung bình như chi tiết ô tô, xe máy hay các yêu cầu ở công trường lớn như công nghiệp đóng tàu, máy bay…
Phần mềm quản lý đo lường: đầu tư cho tương lai Những câu chuyện mà chúng ta đã đề cập, đó là thay đổi cách nhìn về thiết bị đo lường, những cập nhật mới nhất về công nghệ của các thiết bị này đã là một sự tiến bộ. Nhưng đã thực sự đủ cho hành tranh của doanh nghiệp sản xuất. MMS – Metrology Management System (Hệ thống quản lý đo lường) đang là công nghệ nổi trội có thể trả lời cho câu hỏi đó.
Khi chúng ta trang bị những máy CMM tân tiến của các hãng cung cấp hàng đầu thế giới như Hexagon, Mitutoyo hay Carl Zeiss, Leica, Romer, nhưng chúng ta chưa thực sự tạo ra một hệ thống quản lý các cơ sở dữ liệu đo lường và sử dụng chúng để phục vụ cho đảm bảo tăng trưởng quy mô sản xuất từ những thước kẹp đo sơ đẳng, đến những kết quả đo phức tạp và tổ hợp, đó sẽ là những nguy cơ cho khủng hoảng về chất lượng trong tương lai gần.
Hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu đo lường thu thập các số liệu đo từ những chi tiết phức tạp nhất và truyền báo cáo đến điện thoại thông minh của các nhà quàn lý mọi lúc mọi nơi
Các phần mềm MMS của các nhà cung cấp hiện nay cho phép các nhà quản lý kiểm soát tình hình sản xuất trong một hệ thống tổng thể và toàn diện. Hơn thế nữa, sự tích hợp của các thiết bị nghe nhìn hiện đại như điện thoại thông minh, TV thông minh, internet thậm chí các mạng xã hội và các ứng dụng hiện đại cũng là các công cụ để các MMS truyền tải báo cáo về từng sản phẩm và chi tiết được các kỹ sư kiểm tra ở công xưởng. Hãy tưởng tượng, chúng ta dự một cuộc họp với đối tác ở New York, gần 48 tiếng đồng hồ bay từ Hà Nội, và luôn nhận được thông báo NG (Not Good) hay OK của phòng QC cho lô hàng xuất xưởng trong ngày như những tin nhắn SMS hay Facebook notification, sự cách biệt về khoảng cách địa lý sẽ không còn là rào cản của quản lý hiện đại.
Những công nghệ không chỉ về thiết bị, mà về cách thức quản lý như vậy, giúp chúng ta giải thoát khỏi những cản trở cố hữu để phát triển và tăng trưởng. Đó chính là đầu tư cho tương lai.
(Nguồn: automation.net.vn – Trần Hải Long)