Hannover Messe 2016 – Hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ và công nghiệp, là sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất của ngành, được tổ chức thường niên bởi Deutsche Messe AG (CHLB Đức). Hannover Messe năm nay sẽ diễn ra từ 25 – 29/04, và nhằm để Quý vị độc giả có được cái nhìn toàn cảnh về những chủ đề nổi bật nhất của hội chợ, chúng tối sẽ lần lượt giới thiệu loạt tin bài, hình ảnh và video liên quan. Để xem các tin bài về hội chợ Hannover Messe 2016, hãy nhấn vào đây.
Các chủ đề quan trọng và nổi bật của Hannover Messe mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong loạt bài này bao gồm: – Công nghiệp 4.0 / Industries 4.0 – Năng lượng tích hợp / Integrated Energy – Sản xuất chồng lớp / Additive Manufacturing – Bảo trì dự đoán / Predictive Maintenance – Nguyên vật liệu và các bộ phận thông minh / Smart Materials & Components – Phát triển nguồn lực lao động / Workforce Development
Sự xuất hiện của ngành công nghiệp 4.0 sẽ làm biến mất một khối lượng công việc khổng lồ? Hoặc đó là khoảng thời gian để tái tư duy lại cách tiếp cận công việc của chúng ta? Liệu có phải công việc không biến mất mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác? Một điều chắc chắn là các công ty và nhân viên cần phải biết nhiều hơn về những dây chuyền sản xuất thông minh.
Máy móc đang ngày càng thay thế con người trong sản xuất và hậu cần – điều này không có gì mới. Những khả năng mà robot cung cấp cho con người, đã và đang đặt ngày càng nhiều công việc vào danh sách bị đe dọa, nghĩa là robot sẽ làm những công việc đó thay con người. Ví dụ, Volkswagen đã thông báo một sự thay thế quy mô lớn nhân viên bằng robot. Sự thay đổi này sẽ có lợi cho mục tiêu cắt giảm chi phí của các cổ đông và nhà quản lý vì chi phí lao động cho một nhân công là 40€ trong khi một robot chỉ tốn từ 3€ đến đến 6€ trên một giờ. Tuy nhiên, với các nhân viên được giữ lại cũng được hưởng một số lợi ích từ sự thay đổi này – ví dụ, robot sẽ đảm nhận những nhiệm vụ gian khổ, nặng nề trong bối cảnh lực lượng lao động đang già đi và không thể gánh nổi những công việc đó.
Tuy nhiên, rất nhiều tiêu chí được dẫn chứng cho thấy một số nơi làm việc đang trải qua một sự thay đổi với sự số hóa sẽ dẫn đến sự biến mất của một số công việc truyền thống nhưng lại tạo ra một số công việc mới. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra trong trường hợp xuất hiện một cuộc cách mạng công nghiệp, một số công việc được định trước sẽ thay đổi một cách sâu sắc khi cuộc cách mạng diễn ra.
Yêu cầu trình độ nhân lực cao… Một kịch bản cho ngành công nghiệp 4.0: những robot vận chuyển tự động hóa vượt quyền của thủ kho – nhưng trong khi đó, một nhu cầu ngày càng tăng những người lao động trình độ cao có thể cài đặt, bảo trì và bảo dưỡng những robot như vậy. Đối với những công việc đầy thử thách này, công ty không những phải đào tạo nhân viên mà còn phải theo dõi lâu dài những nhân viên đó trong quá trình học. Và điều này có thể áp dụng tương tự đối với các quy trình sản xuất.
Sự hợp tác mạnh mẽ giữa con người và robot Những công nghệ mới cũng có thể giúp những người lao động tồn tại. Khi giao diện robot trở nên trực quan hơn, mức độ cần thiết đối với con người trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần cũng trở nên thấp hơn – xu hướng hiện tại trong sự phát triển của robot đang đi đúng theo hướng này. Lấy hai robot có tên ‘Sawyer’ và ‘Baxter’ làm ví dụ, hai robot được sản xuất bởi công ty Rethink Robotics của Mỹ. Robot Baxter, được giới thiệu vào năm 2012, và Sawyer, là những cỗ máy mang hình dáng con người, cùng làm việc cùng với họ trong một dây chuyền sản xuất; những robot này được dạy thực hiện các công việc một cách trực tiếp bởi những nhân viên mà những robot này sẽ thế chỗ. “Điều này làm giảm rào cản đối với con người trong việc vận hành, điều khiển robot bởi vì bạn sẽ có một số hiểu biết về robot nhất định trong quá trình tương tác – bạn không cần phải là một chuyên gia. Bất cứ ai có thể sử dụng một chiếc điện thoại di động cũng có thể vận hành những robot”,ông Brian Benoit, giám đốc sản phẩm tại Rethink Robotics cho biết.
Tự động hóa có tạo công ăn việc làm? Lĩnh vực tự động hóa trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phần lớn sẽ mang tính cộng tác, lĩnh vực này sẽ không thay thế con người nhưng sẽ đóng vai trò tư vấn, cố vấn cho họ. Nhiều người cảm thấy rằng công việc sẽ không bị đe dọa, thậm chí nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra. Thậm chí ở các nước phát triển, những nơi mà người dân có thu nhập cao như Đức vẫn còn có những vị trí công việc trống trong các lĩnh vực mà robot và sự tự động hóa đã có mặt và làm việc từ lâu trong quá khứ. Một ví dụ khác là ngành công nghiệp ô tô tại Hoa Kỳ, sự suy giảm việc làm trong những thập kỷ gần đây là do các công ty chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài – nhưng ngày nay họ đang cố gắng đem những dây chuyền sản xuất này về hoạt động trong nước để tạo những công ăn việc làm mới, và để đạt được điều này họ đang chuyển hướng sang dùng robot và sự tự động hóa trong sản xuất. Những ví dụ này chứng minh rằng trình độ nhân viên đóng vai trò quyết định. “Một trong những yêu cầu lớn nhất hiện nay là thu hẹp khoảng cách trình độ chuyên môn để những vị trí công việc bị bỏ trống được lấp đầy”, ông Jeff Bernstein, chủ tịch của Hiệp hội Thúc đẩy Tự động hóa (A3). Theo một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội này, dựa trên số liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, nền công nghiệp robot của Mỹ đang tăng trưởng đáng kể và nhu cầu tuyển dụng đang tăng tại cùng một thời điểm.
Mở cửa các lĩnh vực mới của tri thức Không chỉ có sự chênh lệch về kỹ năng giữa kỹ sư với những người lao động trình độ thấp, đối với những kỹ sư cũng vậy, họ đều phải học những kỹ năng mới trong các lĩnh vực như CNTT, nhưng được đào tạo trong lĩnh vực này vẫn không giúp họ bắt kịp xu hướng hiện tại. Tuy nhiên, học tại trường Đại học Ulm của Đức sẽ cho bạn cái nhìn khác: Kể từ học kỳ mùa đông 2015/2016, trường đã cung cấp, như là một phần của chương trình giảng dạy Thạc sĩ, những nghiên cứu trong “Phân tích kinh doanh” và “Công nghệ hệ thống cảm biến” , sẽ giải quyết chi tiết các vấn đề về Nhà máy 4.0 – Factory 4.0. Mục đích của “Phân tích kinh doanh” là điều tra khối lượng dữ liệu khổng lồ về kinh tế học kinh doanh và toán học, sử dụng các phương pháp tin học phù hợp. Điều này cho phép đưa ra quyết định tốt hơn về mô hình kinh doanh, đổi mới sản phẩm và quản lý hoạt động. Khóa học “Công nghệ hệ thống cảm biến” đặt đúng trọng tâm nhờ những công nghệ chủ chốt của Công nghiệp 4.0: dữ liệu từ vô số cảm biến làm việc trong các nhà máy thông minh được tổng hợp, xử lý và làm nó luôn có sẵn cho những ai cần đến nó.
Đây là bí quyết cho phép các công ty tận dụng các tiềm năng mới để tạo ra giá trị gia tăng. Những công ty kỹ thuật cơ khí, ví dụ, đang phát triển những mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới, bây giờ đang cung cấp các công cụ phân tích phần mềm của chính công ty đó để giúp đỡ những người sử dụng máy móc, trang thiết bị thực hiện các bảo trì dự đoán, một cách để công việc trở nên an toàn hơn.
Để xem các tin bài về hội chợ Hannover Messe 2016, hãy nhấn vào đây.
(Nguồn: Hannovermesse.de / Deutsche Messe AG)