Công suất năng lượng sạch ở Đức đã vượt lên trên than nâu
Theo tài liệu của tập đoàn Agora thì trong 9 tháng đầu năm 2014, công suất năng lượng sạch ở Đức đã cao hơn của than nâu(*). Cũng theo Agora, năng lượng sạch lần đầu tiên trong năm nay đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng nhất.
Năng lượng sạch đã đáp ứng khoảng 27,7% nhu cầu về điện của nước Đức trong 9 tháng, lần đầu tiên vượt qua cả than nâu. Theo tính toán của một nhóm thuộc Mercator và Tổ chức Khí hậu châu Âu thì công suất của than nâu chỉ chiếm 26,3%.
Nhóm này còn cho biết năng lượng gió và sinh học lần lượt đáp ứng 9,5% và 8,1% trong tổng nhu cầu. Năng lượng mặt trời chiếm 6,8% nhiều hơn 24,2 gigawatts vừa hòa vào lưới điện quốc gia ngày 6 tháng 6, tương đương với khoảng 20 lò hạt nhân.
Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu dự kiến sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy hạt nhân trước năm 2022 và sẽ thay thế vào đó là năng lượng sạch và nhiên liệu hóa thạch. Mục tiêu của chính phủ là đạt được ít nhất 60% năng lượng sạch vào trước năm 2035.
Tổ chức Agora theo dõi và điều chỉnh mạng lưới điện ở Đức mỗi ngày. Biểu đồ dưới đây cho thấy điện thông thường được thể hiện bằng màu xám, năng lượng mặt trời là màu vàng, gió là màu xanh lam, nước là màu xanh nhạt, năng lượng sinh học là màu xanh lá cây. Những đường màu hồng cho thấy nhu cầu về điện.
(*) Than nâu: là loại đá trầm tích màu nâu, có thể đốt cháy được, chúng được tạo thành từ quá trình nén than bùn một cách tự nhiên. Nó được xem là loại than đá có hạng thấp nhất do mức độ sinh hiệt tương đối thấp của nó.
(Theo Renewable Energy)
Tin bài liên quan:
- Đầu tư năng lượng sạch đạt 1,6 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới tính đến năm 2020
- Anh đầu tư 23,4 tỷ USD vào năng lượng sạch năm 2016
- Sản xuất năng lượng sạch từ pin năng lượng sinh học
- Ở Mỹ, năng lượng tái tạo vượt mặt thủy điện
- Đức – Năng lượng tái tạo chiếm 87% lượng tiêu thụ
- Nhật đứng đầu về thu hút đầu tư cho năng lượng sạch
- Có thể chuyển đổi năng lượng mặt trời với hiệu suất trên 40%
- Mục tiêu phát triển năng lượng sạch của Liên minh châu Âu đến năm 2030
- Thế giới đạt bước tiến lớn trong phát triển năng lượng sạch
- New York tài trợ năm tỷ đôla cho quỹ năng lượng sạch