Cán là phương pháp gia công áp lực làm kim loại biến dạng để nhận được hình dạng và kích thước theo yêu cầu bằng cách cho đi qua khe hở giữa hai trục quay. Vậy cấu tạo máy cán thép ra sao, đặc điểm thế nào để máy cán thép tạo ra được sản phẩm đạt chất lượng.
Máy cán thép tại nhà máy Hòa Phát
Quá trình cán là cho kim loại biến dạng giữa hai trục cán quay ngược chiều nhau có khe hở nhỏ hơn chiều cao của phôi, kết quả làm cho chiều cao của phôi giảm, chiều dài và chiều rộng tăng. Hình dạng của khe hở giữa hai trục cán quyết định hình dạng của sản phẩm. Quá trình phôi chuyển động qua khe hở trục cán là nhờ ma sát giữa hai trục cán với phôi.
Dựa vào trục trên máy cán mà người ta phân máy cán thép thành 4 loại:
1. Máy cán hai trục Hai trục của máy cán này quay ngược chiều nhau. Loại máy cán này đơn giản, dễ chế tạo và sửa chữa nhưng năng suất không cao.
Máy cán thép
2. Máy cán 3 trục Phôi ban đầu vào giữa trục cán dưới và cán giữa, sau đó qua hai trục bên và giữa. Cứ như vậy, điều chỉnh dần đến khoảng cách trục cán đến khi đạt được yêu cầu, máy này có một trục quay nhưng được cán hai hướng.
3. Máy cán trục kép Với loại máy cán này mỗi cặp trục có một chiều quay và có bộ phận điều chỉnh khoảng cách riêng. Công dụng tương đương máy cán 3 trục nhưng độ chính xác cao hơn.
4. Máy cán vạn năng: Máy cán này có cả trục ngang, và trục cán đứng, có loại là cùng mặt phẳng ngang. Loại này không thông dụng.
Cấu tạo của máy cán thép gồm 3 bộ phận: – Nguồn động lực – Bộ phận truyền động – Giá cán
Khi cán kim loại ăn vào trục, dưới tác dụng của lực cán kim loại bị biến dạng. Tại vùng biến dạng kim loại bị biến dạng mãnh liệt mà không phá vỡ tổ chức của kim loại. Sau khi vạt cán dài ra, chiều rộng sẽ rộng hơn và chiều cao bị thấp đi.
(Nguồn cmfvietnam.com)