DARPA đầu tư phát triển công cụ viết phần mềm “bán tự động”
Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) vừa đầu tư số tiền 11 triệu đô la cho đại học Rice (Mỹ) nhằm phát triển dự án PLINY giúp quá trình viết phần mềm đơn giản và nhanh chóng hơn. Mục tiêu của dự án là thành lập kho code mã nguồn mở khổng lồ đi kèm với một công cụ lập trình dạng auto-complete cho phép lập trình viên có thể tạo ra phần mềm một cách nhanh chóng chỉ với các thao tác tìm kiếm đơn giản.
Dự án được lấy tên của Pliny the Elder, nhà thông thái sống dưới thời La Mã cổ đại, tác giả của bộ bách khoa toàn thư đầu tiên trong lịch sử. Do đó, việc lấy tên của vị học giả này đặt cho tên gọi cũng hàm chứa ý nghĩa sâu xa: “PLINY sẽ là một kho chứa code lớn và sâu rộng nhất thế giới, cho phép lập trình viên chỉ cần viết vài dòng code đầu tiên, sau đó nhấn một nút trong công cụ và tất cả các thành phần còn lại sẽ hiện ra bên dưới để thành một ứng dụng hoàn chỉnh”.
Swarat Chaudhuri – phó giáo sư đại học Rice cho biết rằng đoạn code sẽ được tự động “hiện ra bên dưới” và sẽ hoạt động liên tục cùng với những phần code mà lập trình viên đã viết bên trên. Ông cũng lưu ý rằng đây sẽ là kho code mã nguồn mở và có thể nó sẽ liên tục được duy trì, cập nhật và hoàn thiện từ chính người dùng trong tương lai.
Trong đoạn video bên trên, Chaudhuri dùng một mảnh giấy khoét lỗ hình tròn ở giữa để mô phỏng nguyên lý hoạt động của bộ công cụ PLINY. Khi đó, công cụ sẽ tìm kiếm hàng tỷ dòng code trong cơ sở dữ liệu để tìm giải pháp khả thi nhất (các mảnh giấy màu với hình dạng khác nhau). Một khi nó đã tìm được giải pháp gần đúng nhất, công cụ sẽ tự “cắt” các phần không cần thiết và hoàn thiện “mảnh ghép” để vừa vặn nhất với lỗ trống. Một ý tưởng tuyệt vời và hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm nhìn thấy được thành quả của dự án sau bốn năm tới với sự nỗ lực của hàng chục nhà nghiên cứu tại trường đại học Rice.
(Nguồn: khoahoc.com.vn)
Tin bài liên quan:
- Microsoft mua lại startup cung cấp nền tảng phát triển phần mềm
- Nhật Bản hỗ trợ phát triển robot công nghiệp tại Việt Nam
- [EMO Hannover 2017] Phần mềm phát triển kế hoạch B thời gian thực của công ty Fastems
- Phần mềm phát triển khái niệm sản phẩm Odego Cquenz
- Sự phát triển của ngành máy công cụ Đài Loan và những cơ hội phát triển kinh doanh cho các nhà sản xuất Việt Nam
- Phần mềm lập trình robot trực quan đến từ ArtiMinds
- Phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam: cú hích đột phá?
- Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam 2019 kết hợp triển lãm Tự động hóa Công nghiệp Việt Nam và triển lãm In ấn 3D
- [EMO Hannover 2019] Kinh tế Việt Nam tăng tốc – Máy công cụ Đức hỗ trợ phát triển công nghiệp
- Phát triển kinh tế từ dự án “Phát triển Năng lượng tái tạo từ biển”