Đường sắt Brazil chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam và chỉ có 8% đường sắt (ĐS) ở các vùng phía Bắc và Trung-Tây. Sau khi tư nhân hóa mạng đường sắt quốc gia trong đầu thế kỷ 21, mạng đường sắt hiện nay chủ yếu là chạy tàu hàng, tàu khách chỉ còn chạy trên các đường đô thị và một số tuyến tàu khách đường dài.
Đa dạng khổ đường Tuyến đường sắt đầu tiên ở Brazil mở năm 1845, dài 14,5 km, giữa Fragoso, thuộc thị trấn Magé, gần Rio de Janeiro và Praia da Estrela, thủ phủ vùng Guanabara Bay, với khổ đường 1680 mm. Nhưng sau đó thì ĐS khổ 1000 mm lại chiếm tỷ lệ áp đảo và hình thành một mạng dày đặc ở các vùng Đông Bắc, Đông Nam và Nam với một số tuyến đi sâu vào nội địa (ĐS Brazil chủ yếu phát triển dọc bờ biển Đại Tây Dương). Trong thế kỷ 20, một số tuyến khổ 1600 mm đã được mở trong tuyến Nam Bắc và khổ đường 1600 mm chiếm ưu thế trên các bang ở khu vực này; một số tuyến còn có khổ đường lồng 1000mm và 1600mm.
Một số ĐS mỏ, chủ yếu ở Menas Gerais, có khổ đường 760mm. Một đoạn ngắn của các đường này hiện nay được giữ lại làm tuyến du lịch. Một tuyến độc lập ở bang Amapá ở phía Bắc còn có khổ 1440mm (rộng hơn khổ tiêu chuẩn một chút). Một số tuyến mới làm có khổ đường tiêu chuẩn (1435mm), thường là ĐS tàu nhẹ đô thị.
Đã có kiến nghị về xây dựng ĐS cao tốc khổ tiêu chuẩn và khả năng chuyển đổi một số trong tổng chiều dài ĐS khổ 1600mm thành khổ tiêu chuẩn cũng đang được nghiên cứu.
Như vậy, hệ thống ĐS Brazil hiện đang khai thác có tới bốn khổ đường: khổ rộng (1.600 mm): 4.057 km (14,2%); khổ một mét (1.000 mm): 23.489 km (84,1%); Đường lồng ba ray (1.000 mm và 1.600 mm): 336 km (1,1%); khổ tiêu chuẩn (1.435 mm): 202,4 km (0,7%). Tổng cộng: 28.084 km (1.122 km điện khí hóa) – không kể đường đô thị. 12 km khổ đường khổ hẹp 762 mm được giữ làm ĐS di sản. Ngoài ra còn có mười tuyến metro (trong đó có ba tuyến đang xây dựng)
Ảnh minh họa
Lịch sử hào hùng về tàu điện Tàu điện sức kéo hơi nước, sức kéo điện và ngựa kéo vẫn tồn tại ở Brazil từ 1859 đến 1989, hệ thống tàu điện mới được đưa vào vận dụng trong những năm 1980 và 1990 ở Rio de Janeiro và Campinas nhưng không thành công, tuy vậy, sẽ sớm có thay đổi vì hiện nay việc nghiên cứu đang được tiến hành để đưa vào vận dụng hệ thống metro nhẹ thay cho xe buýt nhanh ở Goniania và Curitiba và ở các hành lang quan trọng khác và ở Cariri, hệ thống Cariri Metro Tram đang được xây dựng.
Brazil là nước lớn thứ năm trên thế giới và có hàng trăm hệ thống tàu điện với tổng chiều dài bằng toàn bộ hệ thống tàu điện các nước Mỹ Latinh cộng lại. Là một trong những hệ thống tàu điện đầu tiên trên thế giới: năm 1959 tàu điện ở Rio de Janeiro có trước các nước châu Âu, trừ Pháp. Tàu điện vẫn hoạt động ở Rio cho đến nay, trên 130 năm.
Brazil là một trong những nước đầu tiên có tàu đường phố chạy bằng sức kéo hơi nước và có đầu máy hơi nước đầu tiên thiết kế riêng để chạy trên đường phố. Brazil cũng là một trong những nước đầu tiên có tàu điện sức kéo điện và Rio có tàu sức kéo điện trước cả London, Paris, Rome, Madrid, Lisbon và nhiều thành phố ở Mỹ La tinh. Niterói là nơi đầu tiên sử dụng thành công ắc-quy tích điện chạy tàu. Brazil có số tàu điện Mỹ, chế tạo ngoài nước Mỹ lớn nhất và là “đế chế” tàu điện thuộc sở hữu nước ngoài lớn nhất.
Có năm tuyến tàu điện vẫn hoạt động đến năm 1989. Một số thành phố lớn có metro đang khai thác hoặc đang xây dựng. Tàu điện truyền thống đã từng rất phổ thông trước đây, nay, trừ một số nhỏ, đã không còn tồn tại nữa mà thay bằng những hệ thống tàu nhẹ mới đang được xây dựng.
Những vấn đề về cơ sở hạ tầng Trong số các phương thức vận tải ở Brazil, ĐS đứng thứ hai về yếu kém, sau đường biển. Vận tải đường ngắn và tập trung vào một số ít sản phẩm (chỉ riêng quặng sắt đã chiếm 74% vận tải ĐS) được coi là nguyên nhân chính về hoạt động kém hiệu quả của phương tiện vận tải này.
Đầu tư, theo ANTF (Hiệp hội Quốc gia vận tải ĐS) và (Hiệp hội Công nghiệp ĐS Brazil), khó khăn chính cho phát triển ĐS là: thiếu vốn; sử dụng vốn kém; giá điện quá cao; không tiếp cận được vốn tín dụng. Hai nguyên nhân quan trọng nhất làm cản trở đầu tư là: vận tải đường ngắn và tốc độ chậm. Ở một số khu vực, đường chạy tàu còn bị chính quyền địa phương can thiệp, như cho tàu chạy 5 km/h trong lúc có thể chạy 80 km/h. Một vấn đề khác là nhiều tàu hàng chạy chung với tàu khách, nên việc vận tải hàng thường chạy về đêm, từ nửa đêm đến 4.30 sáng khi các ga ngừng đón khách
Ngoài ra, việc xây dựng các tuyến mới và cải tạo tuyến cũ cần di dời hàng trăm gia đình sống gần ĐS, việc đó cũng làm nản lòng các nhà đầu tư.
ĐS Brazil chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam và chỉ có 8% ĐS ở các vùng phía Bắc và Trung-Tây. Sau khi tư nhân hóa mạng ĐS quốc gia trong đầu thế kỷ 21, mạng ĐS hiện nay chủ yếu là chạy tàu hàng, tàu khách chỉ còn chạy trên các đường đô thị và một số tuyến tàu khách đường dài..
ĐS, lúc đầu là xây dựng để xuất khẩu và không khuyến khích việc liên kết giữa các vùng sâu vùng xa với các trung tâm lớn. Kết quả là một số ĐS bị phá sản và trở nên lỗi thời khi một số hàng hóa ngừng sản xuất.
Năm 2012, chính phủ công bố việc thiết lập một cơ quan để giám sát việc hình thành các tuyến cao tốc và tuyến tàu hàng mới, các tuyến này có thể lên tới 10.000 km đường mới trong 30 năm tới.
(Nguồn: baoduongsat.vn)