Du lịch biển Hạ Long là một trong những ngành mang lại nguồn thu đáng kể cho tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao vị thế của ngành du lịch Việt Nam. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và yếu tố lịch sử, nhất là từ khi Vịnh Hạ Long được thừa nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, lượng khách du lịch biển đến tham quan du lịch ở vịnh Hạ Long ngày càng nhiều. Nhu cầu nghỉ đêm trên biển ngày càng phát triển, đỏi hỏi sự xuất hiện của những con tàu hiện đại, an toàn, tiện nghi và thẩm mỹ hơn, để có thể thực hiện đồng thời các chức năng: Du thuyền – nhà hàng – khách sạn.
Căn cứ nhu cầu và thực trạng sử dụng tàu thuyền của vùng vịnh Hạ Long, vào kết quả hoạt động của đơn vị trong lĩnh vực chế tạo tàu thuyền và công nghệ vật liệu composite, nhất là dựa trên sự ra đời và hoạt động hiệu quả các tàu khách hai thân vỏ composite do UNINSHIP chế tạo trong những năm 2010 – 2011. UNINSHIP đã dành thời gian nghiên cứu và thiết kế hoàn chỉnh mẫu du thuyền hai thân vỏ composite, ký hiệu FRP CAT YACHT 01, có khả năng đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn: an toàn, thẩm mỹ và hiệu quả, với hy vọng sẽ góp phần vào việc bảo vệ môi trường biển, tăng hiệu quả sử dụng, thu hút hơn nữa loại hình khách hàng sử dụng dịch vụ đặc thù: Tham quan nghỉ dưỡng trên vịnh Hạ Long nói riêng và các vịnh biển Việt Nam nói chung.
1. Giới thiệu chung về FRP CAT YACHT 01 – Sức chở: 20 khách và 12 thuyền viên; – Trang bị 10 phòng nghỉ tiêu chuẩn 3 sao; – Hệ thống tời phục vụ kéo neo; – Tốc độ hành trình: 10 – 12hl/g; – Hình dáng hài hòa, phù hợp với thị hiếu khách hàng, màu trắng toàn thân theo quy định. – Loại tàu: tàu hai thân (catamaran)
1.1 Vùng hoạt động: Vịnh Hạ Long và các vịnh biển Việt Nam
1.2 Quy phạm: Tàu được thiết kế theo qui chuẩn và qui phạm sau đây – Qui phạm phân cấp và đóng tàu sông, TCVN 5801: 2005 – Qui phạm kiểm tra và chế tạo các tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh, TCVN 6282 : 2003. – Quy chuẩn Việt Nam QCVN-21-2010 – Hướng dẫn đóng mới và phân cấp tàu cao tốc (Guide For Building And Classing High Speed Craft), ABS/HSC: 2012. – Quy trình thiết kế kết cấu tàu hai thân vỏ composite – Viện NCCT Tàu Thủy 2010.
1.3 Các thông số cơ bản – Chiều dài lớn nhất: Lmax = 28,00m – Chiều dài thiết kế: Ltk = 25,57m – Chiều rộng lớn nhất: Bmax = 8,10m – Chiều rộng thiết kế: Btk = 7,79m – Chiều rộng thiết kế một thân: B1w = 2,29 m – Khoảng cách giữa đường tâm hai thân: 2b = 5,50 m – Khoảng cách giữa mép trong hai thân: Wwd = 2,21m – Chiều cao từ ĐCB đến đáy cầu nối: Hwd = 2,00m – Chiều cao khoảng trống: GA = 0,90m – Tỉ số 2b/L: 2b/L = 0,215 – Tỉ số L/B: L/Btk = 3,28 – Chiều cao mép boong: D= 2,00m – Chiều cao mạn H = 2,50m – Chiều chìm trung bình: d = 1,10m – Hệ số kéo = 0,587 – Lượng chiếm nước ∆ = 79,5Tấn – Tốc độ hàng hải tự do V = 11,5 hl/g
2. Bố trí chung toàn tàu
2.1 Dưới boong chính
2.2 Boong chính gồm: phòng lái, bếp, cabin, phòng thuyền viên & phòng nghỉ
2.3 Boong tầng 1 gồm: nhà hàng, cabin, phòng nghỉ
2.4 Boong trần gồm: sân phơi nắng và cabin
3. Kết cấu cơ bản
3.1 Vật liệu Vỏ tàu được chế tạo từ vật liệu FRP (Fiberglass Reinforced Plastic), trong đó: – Vật liệu cốt là sợi thủy tinh dạng Matting và Roving (chế tạo tại Hàn Quốc) sắp xếp xen kẽ nhau. – Vật liệu nền là nhựa Polyester không no, mã hiệu 9509 do Malaysia chế tạo, (loại được đăng kiểm Lloyd cho phép sử dụng là vật liệu đóng tàu).
Cơ tính của vật liệu được xác định tại Phòng thí nghiệm UNINSHIP- Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy – Trường Đại học Nha Trang – VR LAB. 02, thiết bị kiểm nghiệm vật liệu HTE-50S Hounsfield. UK, có giá trị như sau:
4. Trang thiết bị
4.1. Thiết bị lái: Tàu được trang bị hai cụm trụ lái – bánh lái cho hai thân tàu, được truyền động đồng bộ bằng hệ thống vô lăng – máy lái thủy lực.
4.2. Neo và chằng buộc: Hệ thống neo và chằng buộc được tính toán đảm bảo cho tàu hoạt động ở an toàn ở vùng biển khai thác cũng như trong quá trình neo đậu.
4.3. Phương tiện cứu sinh: Tàu được trang bị phương tiện cứu sinh như phao áo, phao tròn, dụng cụ nổi,…đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn trong các tình huống khẩn cấp.
4.4. Phương tiện tín hiệu: Phương tiện tín hiệu của tàu mới được trang bị đảm bảo theo yêu cầu của quy phạm.
5. Hệ động lực
5.1. Máy chính và hệ động lực – Tàu được lắp hai máy chính có công suất 250 HP/1 máy. – Hệ trục và chân vịt được tính toán đảm bảo độ bền cũng như vận hành của tàu.
5.2. Cụm diesel – máy phát: Trên tàu trang bị hai cụm máy phát điện xoay chiều 3 pha do động cơ diesel lai, có tổng công suất 50 KVA, phục vụ cho toàn bộ nhu cầu năng lượng cần thiết của tàu.
6. Các hệ thống tàu – Các hệ thống hút khô, cứu đắm, cứu hỏa của tàu được tính toán và trang bị đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn. – Hệ thống thông tin liên lạc được trang bị theo yêu cầu của quy phạm.
7.Hệ thống xử lý nước thải – Tàu được trang bị hai cụm thiết bị xử lý vi sinh nước thải sinh hoạt với công suất xử lý 1.400 lít/ ngày đêm cho mỗi cụm. – Nước thải đã qua xử lý đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam và được xả ra môi trường.
(Nguồn: Viện tàu thủy)