Khi cần lắp hoặc tháo một ổ bạc đạn, bạn sẽ phải cần đến máy ép thủy lực, kể cả việc uốn cong một thanh kim loại hoặc làm thẳng nó. Máy ép thủy lực có ba loại như sau:
1. Máy ép tay: có thiết kế ống bơm tay, kết hợp lò xo đàn hồi
2. Máy ép sử dụng khí nén: có thiết kế một máy bơm thủy lực. Được chia thành hai loại: – Máy ép dùng thủy lực cho tác động ép theo một chiều (hướng xuống), kết hợp lò xo tác động chiều ngược lại (hướng lên) – Máy ép dùng thủy lực cho tác động ép cả hai chiều (hướng xuống và lên)
3. Máy ép điện: bao gồm cả hai chức năng là ép một chiều và hai chiều. Về cấu tạo, cũng giống như máy ép khí nén, nhưng máy ép thủy lực điện có thêm động cơ nhằm cung cấp năng lượng cho bơm hoạt động, với độ chính xác cao hơn.
Máy ép thủy lực khung H
– Máy ép thủy lực sử dụng một ống bơm để bơm dầu thủy lực vào đỉnh xy lanh, tạo áp lực và đẩy pittông xuống
– Máy ép thủy lực có nhiều kích cỡ tùy vào mỗi ứng dụng và được phân loại theo khả năng ép (đo bằng tấn)
– Máy bơm có thể bơm tay, bằng điện hay khí nén
– Máy ép thủy lực có thể sử dụng để tạo lực ép và lực đẩy (lực đẩy chỉ thực hiện được khi máy ép có chức năng ép hai chiều)
– Khả năng của máy ép thủy lực: làm phẳng/ dẹt, bẻ cong, đục lỗ hay một số ứng dụng khác như tháo/ lắp trục bánh xe (xe nâng)
– Thao tác gia công được thực hiện trên bệ của máy ép – vị trí mà chi tiết gia công được đặt và áp pittông lên trên tạo áp lực (bằng tay, điện hay khí nén).
Máy ép thủy lực khung C
– Máy ép có các kiểu khác nhau dựa vào hình dạng: khung H, khung C và một vài kiểu thiết kế khác, nhưng thông dụng nhất vẫn là khung H.
Biên tập bởi technoloMag.net – Nhiên Lê
(Theo American Machine Tools)