Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu tái chế chất thải
Hàn Quốc sẽ hỗ trợ không hoàn lại 1,5 triệu USD để Việt Nam xây dựng trung tâm phát triển công nghệ tái chế chất thải nhằm tăng cường khả năng thu hồi tài nguyên có giá trị trong rác thải.
Đại diện Hàn Quốc và trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ký kết biên bản hợp tác trong nghiên cứu công nghệ tái chế chất thải. Ảnh: Koica.
Trường Đại học Bách Khoa và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) vừa ký kết Biên bản thỏa thuận Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu công nghệ tái chế chất thải.
Theo thông báo của KOICA, cơ quan này sẽ hỗ trợ không hoàn lại 1,5 triệu USD Mỹ xây dựng trung tâm phát triển công nghệ tái chế chất thải trong giai đoạn 2013 –2015. Dự án không chỉ hỗ trợ trang thiết bị nghiên cứu, phân tích, mà còn chuyển giao công nghệ tái chế chất thải, tập trung vào chất thải điện tử (e-waste).
Thông qua dự án, KOICA sẽ thực hiện những khảo sát, nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ nhằm phát triển công nghệ tái chế thải điện tử (e-waste) thu hồi vật liệu.
Quá trình tái chế thải điện tử là phương pháp giải quyết các vấn đề môi trường nghiêm trọng phát sinh từ các thiết bị điện tử thải như điện thoại, máy tính, tivi. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc nghiên cứu tái chế chất thải điện tử thu hồi vật liệu không những góp phần giải quyết vấn đề môi trường mà còn tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững.
(Nguồn Vnexpress)
Tin bài liên quan:
- Nghiên cứu công nghệ cacbon hóa để xử lý chất thải đô thị ở Việt Nam
- Các nhà nghiên cứu Israel chế tạo cồn rửa tay từ chất thải
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thực tế ở Việt Nam và bài học từ Hàn Quốc
- Khánh thành dự án ươm tạo công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc (KVIP)
- JICA giới thiệu nghiên cứu về mạng lưới đường sắt ở Việt Nam
- Xây dựng Viện Khoa học Công nghệ Việt – Hàn năm 2014
- Hoa Kỳ tài trợ giải pháp lưới điện thông minh cho Việt Nam
- [Hannover Messe 2020] Tối ưu hóa quy trình tái chế chất thải điện tử nhờ vào dự án IRVE
- Chế tạo pin hoạt động bằng chất thải hữu cơ
- Điện Quang hợp tác nghiên cứu khoa học cùng Đại học Bách khoa