[Hannover Messe 2018] Logistic 4.0: Xu hướng chuỗi cung ứng tự động hóa kỹ thuật số

Tháng Tư 24 10:00 2018

Hannover Messe 2018 – hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ và máy móc công nghiệp, là sự kiện thường niên được tổ chức bởi Deutsche Messe AG (CHLB Đức) tại Hannover. Sự kiện sắp tới sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 27/4/2018. Để Quý vị có được những thông tin mới nhất, những xu thế và xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp và công nghệ trọng yếu hiện tại và trong tương lai, technologyMAG.net sẽ lần lượt có những tin bài, hình ảnh, video … về các chủ đề quan trọng nhất sẽ hiện diện tại sự kiện lớn nhất hành tinh này, cho đến khi hội chợ chính thức mở cửa đón khách thăm.

Logistics là chìa khóa của tương lai. Số hóa mở ra nhiều cơ hội kết nối và tự động hóa cho chuỗi cung ứng, đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Những phương tiện chủ yếu là các pallet và container thông minh, các hệ thống quản lý nhà kho và hệ thống xe chuyển hàng tự lái.

Logistic 4.0: Xu hướng chuỗi cung ứng tự động hóa kỹ thuật số

Logistic 4.0 hay còn gọi là logistic kỹ thuật số, đóng vai trò quan trọng trong các chuỗi cung ứng cũng như đối với các nhà máy. Nó hỗ trợ các doanh nghiệp tự động hóa chuỗi cung ứng của mình, và tăng thêm giá trị cho toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả việc tiết kiệm nguồn lực giám sát và nâng cao hiệu suất.

Logistic 4.0 mở đường cho chuỗi cung ứng đến tương lai

Logistic 4.0 có thể kết hợp và điều phối tối ưu các quy trình ngay cả khi bị cản trở về mặt địa lý. Logistic hoạt động thành công là khi dòng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đều có thể hoạt động trơn tru. Nhiều doanh nghiệp sử dụng logistic 4.0 để kết nối tất cả các dòng sản phẩm và quy trình sản xuất của mình. Logistic 4.0 cũng giúp các doanh nghiệp làm việc với khách hàng và đối tác, các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn trước. Mục tiêu cuối cùng là chuỗi cung ứng có thể tự quan sát và tự thay đổi để thích nghi.

Viễn cảnh Logistic 4.0

Viễn cảnh công nghệ của Logistic 4.0 đã trở thành hiện thực. Ở nhiều nhà máy, các container có thể “giao tiếp” trực tiếp với hàng hóa. Rất nhiều công việc thường ngày của nhân viên nhà kho đã được tối ưu hóa bằng những công nghệ hiện đại nhất. Chẳng hạn với những chiếc kệ và mắt kính thông minh, đã giúp nhân viên lựa chọn hàng hóa nhanh chóng hơn mà không gặp bắt cứ sai sót nào. Thêm vào đó là hệ thống vận chuyển, nó có thể tự đưa ra quyết định bằng hệ thống cảm biến quang học, để lựa chọn tuyến đường dựa trên môi trường xung quanh nó, hoặc nó có thể tự thực hiện các công việc phù hợp dựa trên những nguồn lực hiện có.

Đối với bộ phận vận tải, những chiếc xe tải, container và khay gỗ thông minh đang mở ra cho hệ thống giám sát những phương thức tiếp cận mới. Chẳng hạn như hệ thống cảm biến và Internet vạn vật cho phép hàng hóa thông báo khi có một giá trị nào đó vượt ngưỡng, chẳng hạn như nhiệt độ, độ nghiêng của hàng hóa hay cường độ ánh sáng trong xe.

Đối với bộ phận mua hàng cũng vậy, hệ thống cảm biến cũng trở nên rất quan trọng, nó không những hỗ trợ trong việc quản lý mà còn có thể tự động đặt hàng lại khi khối lượng hàng hóa, hay nguyên vật liệu xuống quá một mức nhất định. Hệ thống thông tin giúp quy trình mua hàng hiệu quả và minh bạch hơn. Đây là ưu điểm lớn nhất của nó, khi bộ phận mua hàng phải đối mặt với mạng lưới nhà cung cấp dày đặc.

Việc mở rộng số hóa mỗi mắt xích trong toàn bộ chuỗi logistic giúp tăng khối dữ liệu vốn có của hệ thống, từ đó cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng được các nhu cầu mới của khách hàng. Chẳng hạn hệ thống luôn xác định rõ nhà cung cấp nào yêu cầu lộ trình như thế nào? Và tại sao lại xuất hiện các vấn đề về chất lượng trong các lô hàng đó? Tất cả các hệ thống tự động hóa được bổ sung thêm, đều nhằm mở rộng và giúp hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn.

Công nghệ đằng sau Logistic 4.0

Logistic 4.0 được bổ sung thêm các công nghệ như hệ thống định vị toàn cầu (GPS), mã vạch QR, mã vạch ma trận dữ liệu (DataMatrix codes), nhận dạng qua tần sóng vô tuyến (RFID)(*), hệ thống cảm biến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), Internet và di động viễn thông (telematics) cũng như mô hình on-site, điện toán đám mây và phần mềm.

Hãy khám phá những đổi mới đang hướng đến tại khu vực CeMAT tại Hannover Messe 2018, hoặc gặp gỡ các nhà cung cấp hàng đầu cũng như khám phá các xu hướng mới nhất của Logistic 4.0 trên thế giới. Hãy truy cập www.hannovermesse.com mục Logistic 4.0, hoặc nhấn vào đây.

*RFID (Radio Frequency Identification) hay còn được gọi là Nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể.

Công nghệ này sử dụng một thẻ điện tử chứa thông tin được lưu trữ bằng điện tử, gắn vào đối tượng cần theo dõi. Thẻ có mạch thu thập năng lượng từ các sóng vô tuyến của máy đọc RFID phát ra khi truy vấn, và dùng năng lượng này phát sóng mang mã thông tin của thẻ. Tầm hoạt động hiệu quả cỡ vài cm. Những thẻ hoạt động có nguồn điện cục bộ (như pin) thì đến hàng trăm mét từ đầu đọc RFID. Không giống mã vạch, thẻ không cần phải nằm trong tầm nhìn của người đọc, vì vậy nó có thể được gắn trong đối tượng được theo dõi.

 

(Nguồn: Hannover Messe)

Bình luận hay chia sẻ thông tin