Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, liên lạc là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm đối với tàu ngầm vì chúng cần phải nổi lên gần mặt nước mới có thể liên lạc được với bộ chỉ huy, đồng nghĩa với việc tàu ngầm sẽ dễ bị phát hiện và tấn công hơn. Nhưng với phương pháp mới thông qua các phao nổi mà công ty Lockheed Martin đưa ra thì giờ đây tàu ngầm có thể liên lạc với bộ chỉ huy một cách dễ dàng mà vẫn đảm bảo được tính an toàn của bản thân.
Các phao nổi làm nhiệm vụ liên lạc giữa tàu ngầm và bộ chỉ huy
Phương pháp mới này sử dụng các phao nổi trên mặt nước như là các thiết bị truyền âm trung gian giữa tàu ngầm và bộ chỉ huy. Những chiếc phao dài hơn 1m này này có thể được phòng ra từ tàu ngầm thông qua các máng trượt xả chất thải và giữ kết nối với tàu thông qua các sợi dây cáp truyền tín hiệu, hoặc được thả xuống từ các máy bay và liên lạc với tàu thông qua hệ thống sóng âm.
Trong khi băng thông sử dụng của loại hình liên lạc này được giữ bí mật thì chí ít người ta cũng biết rằng nó có thể giúp cho người chỉ huy tàu gửi và nhận các tin nhắn dạng chữ. So với thời kỳ chiến tranh lạnh thì các cuộc chiến hiện nay đòi hỏi các chỉ thị mệnh lệnh phức tạp hơn nên vấn đề tăng dung lượng của băng thông sẽ rất được quan tâm. Và sau khi hoàn thành công tác liên lạc thì tàu ngầm sẽ cắt dây để thả những chiếc phao đó trôi tự do trên đại dương một cách vô hại.
Một điều quan trọng nữa là khả năng gửi nhận tin nhắn dạng chữ theo thời gian thực như thế này cũng đã được tích hợp vào các lực lượng vũ trang khác, cho phép tàu ngầm tham gia vào mạng lưới thông tin liên lạc chung của cả đội trong các trận chiến.
(Nguồn: khoahoc.com.vn)