Hiện trạng kết cấu hạ tầng đường sắt Việt Nam, bao gồm: đường, ga, thông tin, tín hiệu
A. Đường sắt
Sơ đồ các tuyến đường sắt Việt Nam
1. Chiều dài – Tổng số km: 3.146km – Gồm đường lồng, đường khổ 1.435mm, đường khổ 1.000mm
Tuyến đường sắt Bắc – Nam
2. Thực trạng kỹ thuật 2.1. Ray – Sử dụng nhiều loại ray: ray 24kg, ray 25kg, ray 30kg, ray 38kg, ray 43kg và một số ít ray 50kg, tất cả đều là loại ray ngắn không hàn liền. – Các tác nhân làm hư hại chất lượng của ray đang sử dụng trên đường sắt ngày càng gia tăng: ray mòn, đầu mối ray bị gục v..v.. Theo số liệu thống kê hiện nay số lượng ray mòn cần phải thay thế trên 55.000 thanh ray.
2.2. Tà vẹt, phụ kiện Sử dụng nhiều loại tà vet: tà vẹt bê tông, tà vẹt sắt, tà vẹt gỗ. Trong đó tà vẹt bê tông chiếm tỉ lệ 55,5%, tà vẹt sắt chiếm tỉ lệ 32,5%. Phụ kiện nối giữ ray và tà vẹt chủ yếu là phụ kiện cứng, trên đường chính còn tồn tại tà vẹt bê tông K1 chiếm tỷ lệ khá lớn (778,8km/ 2669,7km = 29,173 %), tình trạng tà vẹt bê tông đứt, tụt thanh giằng, vỡ chỗ nối TB và thanh giằng, nứt vỡ dưới đế ray, vỡ sau gót cóc không giữ được cự ly; tà vẹt sắt: Tình trạng nứt dưới đế ray, gãy, vỡ đầu tà vẹt; số tà vẹt mục cao tỷ lệ khoảng 30-35%. Hiện nay đang được chuyển dần sang dùng phụ kiện đàn hồi. Sắp tới đường sắt Việt Nam sẽ sử dụng loại tà vẹt bê tông dự ứng lực liền khối dùng phụ kiện đàn hồi.
Chiều dài loại tà vẹt trên đường chính như sau: – Tà vẹt bê tông: 1592.6km – Tà vẹt gỗ: 169.58km – Tà vẹt sắt: 907.5km
Đường ngang
Đường ngang tại km 799+530, Đà Nẵng
Trên toàn mạng đường sắt Việt nam hiện có 1.427 vị trí đường ngang hợp pháp (có mặt lát đường bộ qua đường sắt bằng tấm đan bê tông hoặc láng nhựa cấp phối để giao thông Đường bộ qua đường sắt được dễ dàng). Mật độ bình quân 2km đường sắt chính tuyến có một đường ngang.
Số liệu cụ thể được tổng hợp như sau: – Tổng số: 1.427 đường ngang (năm 2006=1.464) – Đường sắt Thống Nhất: 976 đường ngang – Các tuyến khác: 451 đường ngang
B. Ga Tổng số quản lý: tổng số 278 ga trên các tuyến đường sắt (tuyến đường sắt Hà nội – thành phố Hồ Chí Minh 116 ga) Diện tích nhà các loại: 282.297m2
Ga Thống Nhất
* Đánh giá tính đồng bộ của nhà ga Những ga mới xây dựng cải tạo, nâng cấp đã đáp ứng phục vụ vận tải hành khách vì bố trí đủ diện tích, đảm bảo đủ phòng chức năng (có bố trí khu vực vệ sinh cho hành khách và nhân viên) và diện tích các phòng chức năng hài hoà phù hợp sử dụng. Thiết bị điện nước đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp nên chỉ bố trí kinh phí đầu tư cải tạo sửa chữa nhà ga còn các công trình thiết bị kiến trúc như sân ke ga chưa được xây dựng hay sửa chữa cải tạo cùng một lúc với nhà ga dẫn đến nhà ga chưa đồng bộ, bị chắp vá.
Những ga mới xây dựng cải tạo, nâng cấp đã đáp ứng phục vụ vận tải hành khách vì có đủ các phòng chức năng, thiết bị điện nước.
Một số nhà ga cũ là ga BVC, được xây dựng từ thập niên 70 – 80, qua thời gian sử dụng không được CSL đã bị xuống cấp, nhiều ga mái bị thấm dột, tường bị lún nứt như: Ga Lương sơn, Thái Nguyên, Phú Thuỵ, Chí Linh….
(Nguồn: vnra.gov.vn)