Sau đây là những hư hỏng và thắc mắc thường gặp khi sử dụng bơm thủy lực cũng như thiết bị trong hệ thống thủy lực:
1. Bơm phát ra tiếng ồn hoặc rung động quá mức Không khí vào đường hút của bơm dẫn đến các hư hỏng sau (đi kèm là cách khắc phục): – Bụi bẩn đi vào lọc hút (vệ sinh hoặc thay thế) – Kết nối giữa ống hút và lọc hút không chặt (vặn chặt lại) – Mức dầu thấp (kiểm tra mức dầu, thêm dầu nếu cần) – Bơm hoạt động quá tốc độ (kiểm tra thông số của bơm và motor) – Độ nhớt dầu quá lớn dẫn đến lỗ trống (kiểm tra độ nhớt thay thế dầu phù hợp) – Nhiệt độ dầu quá cao (lắp thêm bộ giải nhiệt dầu) – Bơm bị mòn (sửa chữa hoặc thay thế, kiểm tra lọc dầu) – Motor và bơm lắp không đồng trục (kiểm tra độ đồng tâm) – Khớp nối giữa motor và bơm bị mòn hoặc lắp không chặt (vặn chặt hoặc thay thế khớp nối nếu cần) – Van tràn có tiếng ồn (kiểm tra điều chỉnh lại do có thể chỉnh quá thấp hoặc không đúng kích thước) – Van tràn làm việc liên tục do dầu từ bơm qua van tràn về thùng khi hệ thống ở trạng thái không làm việc gây tổn thất công suất, sinh nhiệt (thay thế sơ đồ “open center” hoặc “unload”)
2. Áp suất đầu ra của bơm thấp hoặc không ổn định – Không khí đi vào cơ cấu chấp hành (thay thế các loại phốt) – Không khí đi vào bơm (xem phần 1) – Không khí đi vào lỗ thủng đầu nối hoặc lỗ thủng trên ống dẫn (kiểm tra lại các đường ống dẫn, sửa chữa hoặc thay thế mới) – Bơm bị mòn (sửa chữa hoặc thay thế) – Bơm không đúng tốc độ hoặc không đúng kích thước (kiểm tra thông số kỹ thuật, lựa chọn bơm và motor tương thích tốc độ, lưu lượng và công suất) – Khớp nối giữa motor và bơm bị mòn hoặc lắp không chặt (vặn chặt hoặc thay thế khớp nối nếu cần) – Van tràn chỉnh quá thấp (điều chỉnh lại)
3. Áp suất đầu ra của bơm bằng không – Motor không khởi động (kiểm tra nguồn điện cung cấp motor, kiểm tra cầu chì, kiểm tra hệ thống dây kết nối, reset lại nút dừng khẩn cấp) – Không có dầu hoặc dầu trong thùng thấp (kiểm tra lại mức dầu) – Bơm quay không đúng chiều (kiểm tra lại chiều quay qui định của nhà sản xuất) – Khớp nối giữa motor và bơm bị gãy (kiểm tra sửa chữa hoặc thay thế) – Đường áp suất bị vỡ hoặc không được kết nối (kiểm tra đường ống, tìm chỗ rò rỉ lớn)
4. Xy lanh thủy lực không hoạt động – Van phân phối bị hỏng (kiểm tra coil điện, kiểm tra hệ thống điện, dây kết nối) – Áp suất cung cấp không đủ (kiểm tra áp suất hệ thống) – Đường ống có sự cố (kiểm tra đường ống chỗ xoắn, chỗ lõm và kiểm tra đầu nối) – Xy lanh bị hỏng (kiểm tra tình trạng xy lanh, ty xy lanh có bị cong vênh hoặc ống xy lanh bị trầy xước làm cho phốt piston bị mòn dẫn đến sự rò rỉ dầu qua piston) – Tải trọng quá lớn (kiểm tra áp suất hệ thống, tính toán chọn đường kính piston phù hợp với tải trọng và áp suất sử dụng) – Hệ thống bị lỗi (lắp đặt van không đúng, lắp ngược van một chiều, đường ống lắp không đúng)
5. Xy lanh thủy lực đi chậm, rung động hoặc không ổn định – Xy lanh bị hỏng (kiểm tra tình trạng xy lanh, ty xy lanh có bị cong vênh hoặc ống xy lanh bị trầy xước làm cho phốt piston bị mòn dẫn đến sự rò rỉ dầu qua piston) – Bơm bị hỏng hoặc bị mòn (sửa chữa hoặc thay thế) – Van điều khiển bị hỏng (van cần vệ sinh hoặc sửa chữa, coil điện có thể bị cháy, kiểm tra lại hệ thống điện cung cấp) – Tải trọng quá lớn (kiểm tra áp suất hệ thống, tính toán chọn đường kính piston phù hợp với tải trọng và áp suất sử dụng)
6. Nhiệt độ dầu thủy lực quá cao – Thùng dầu quá nhỏ (kiểm tra lại kích thước thùng chứa đối với lưu lượng bơm, thể tích thùng chứa phù hợp lớn gấp ba lần lưu lượng bơm) – Mức dầu quá thấp (kiểm tra và thêm dầu) – Sử dụng dầu không đúng tiêu chuẩn, hoặc dầu quá bẩn (vệ sinh hoặc thay thế lọc mới nếu cần thiết) – Bộ giải nhiệt dầu bị hỏng (sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết) – Van tràn làm việc liên tục do dầu từ bơm qua van tràn về thùng khi hệ thống không làm việc gây tổn thất công suất, sinh nhiệt (thay thế sơ đồ open center hoặc unload) – Bơm không đúng tốc độ (kiểm tra thông số kỹ thuật của bơm và motor)
(Nguồn: maybomthuyluc.com)