Công nghệ in 3D bắt đầu xuất hiện vào những năm thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhà sáng lập của công nghệ tiên tiến này là ông Charles W.Hull, người sáng lập hệ thống 3D System Corporation.
Với những tiện ích giúp con người tiếp kiệm thời gian và chi phí sản xuất cho phép nhiều sự điều chỉnh trên sản phẩm cũng như giảm thiểu rủi ro. Công nghệ in 3D ngày càng phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như xây dựng, kỹ thuật, chế tạo ô tô, …
Chúng ta hãy cũng tìm hiểu cấu tạo của máy in 3D qua infographics dưới đây:
Hãy nhấn vào ảnh để xem ở chế độ toàn màn hình
In 3D (tiếng Anh: Three Dimensional Printing) hay còn gọi là Công nghệ sản xuất đắp dần, là một chuỗi kết hợp các công đoạn khác nhau để tạo ra một vật thể ba chiều. Trong In 3D, các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể. Các đối tượng này có thể có hình dạng bất kỳ, và được tạo ra từ một mô hình 3D hoặc các nguồn dữ liệu điện tử khác. Máy In 3D thật ra là một loại robot công nghiệp. Nó có nhiều công nghệ khác nhau, như in li-tô lập thể (STL) hay mô hình hoá lắng đọng nóng chảy (FDM). Do đó, không giống một quy trình gia công loại bỏ vật liệu thông thường, In 3D sản xuất đắp dần một đối tượng ba chiều từ mô hình thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD) hoặc là các tập tin AMF, thường bằng cách thêm vật liệu theo từng lớp.
Thuật ngữ “In 3D” có ý nghĩa liên quan đến quá trình tích lũy một cách tuần tự các vật liệu kết dính trên bàn in bằng đầu máy in phun. Gần đây, ý nghĩa của thuật ngữ này đã được mở rộng để bao gồm đa dạng hơn các kỹ thuật như các quy trình dựa trên hoạt động phun và thiêu kết. Tiêu chuẩn kỹ thuật thường sử dụng hạn sản xuất đắp dần cho nghĩa rộng hơn này.
(Theo Itac.nyc/ wikipedia)