Kỹ thuật số song sinh giúp phát triển ngành đóng tàu

Tháng Tám 28 07:00 2021

Tại xưởng đóng tàu Lürssen ở thành phố Bremen, CHLB Đức, Phòng thí nghiệm Kỹ thuật sản xuất và Máy công cụ (WZL) của Đại học Kỹ thuật Aachen và chuyên gia trong lĩnh vực quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) – công ty Prostep đang hợp tác trong một dự án nghiên cứu có tên ProProS.

Mục đích của dự án này là thiết lập một bản sao kỹ thuật số hay còn gọi là kỹ thuật số song sinh cho các quy trình sản xuất và lắp ráp tại các nhà máy đóng tàu. Từ đó, có thể kiểm soát trạng thái và tối ưu hóa các quy trình đóng tàu, giảm thiểu sự chậm trễ trong các quy trình. Nếu có vấn đề trong quá trình đóng tàu, bản sao này sẽ tìm kiếm các lựa chọn sản xuất và lắp ráp thay thế. Dự án nghiên cứu ProProS đã được Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức (BMWi) tài trợ 3,2 triệu Euro, dự tính sẽ kéo dài đến năm 2022.

ProProS

Trưởng phòng Phát triển & Đổi mới của Lürssen, Tiến sĩ Bernhard Urban cho biết: “Dự án nghiên cứu chung của chúng tôi với công ty Prostep và phòng thí nghiệm WZL cung cấp nền tảng để số hóa các quy trình lắp ráp và sản xuất của chúng tôi”. Mô hình kỹ thuật số song sinh sẽ mô phỏng dữ liệu từ quy trình mục tiêu, chẳng hạn như chuỗi lắp ráp, cấu trúc sản phẩm, hoặc thời gian dự kiến ​​và so sánh chúng trong thời gian thực với các giá trị thực tế từ quá trình sản xuất và lắp ráp đang diễn ra. Mục đích đầu tiên mà những người trong dự án muốn hướng đến là phát hiện lỗi có thể xảy ra trong dòng quy trình, ví dụ, do các thành phần bị thiếu hoặc chưa hoàn thành. Ngoài ra, kỹ thuật số song sinh cũng được phát triển để đảm nhận các nhiệm vụ kiểm soát và giúp tránh hoặc giảm thiểu sự chậm trễ bằng cách mô phỏng các chuỗi sản xuất và lắp ráp thay thế.

Để xem các tin bài khác về “Cobot”, hãy nhấn vào đây.

Muc tieu tro thanh mot trong nam nen kinh te hang dau the gioi cua Indonesia

 

(Nguồn: Kai Tubbesing/ Hannover Messe)

Bình luận hay chia sẻ thông tin